1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 kết nối tri thức
Đề thi
Đề thi
Phần I (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.
Tôi đã ngủ một giấc dài như vậy, sau khi tía con chúng tôi đã lấy mật đầy vào hai thùng sắt tây. Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng.
Tôi ngồi tựa lưng vào một thân cây lá rậm xùm xòa, lơ mơ nhìn những làn tơ nhện mỏng tang rung rung trong ánh nắng. Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều mọi thứ tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả.
(Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)
Câu 1 (2 điểm): Khoanh vào đáp án đúng trong mỗi câu hỏi sau
1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
2. Đoạn trích đã sử dụng ngôi kể nào sau đây?
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ nhất, số ít
C. Ngôi thứ nhất, số nhiều
D. Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba
3. Đoạn trích tập trung khắc họa vẻ đẹp của đối tượng nào?
A. Rừng khô
B. Những bông hoa nhiệt đới sắc sỡ
C. Các loài côn trùng có cánh
D. Các loài chim
4. Để miêu tả cây tràm trong câu: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. So sánh
5. Dòng nào miêu tả khái quát vẻ đẹp của đối tượng được nói đến trong đoạn trích?
A. … chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn
B. … nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả
C. … đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậu một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời
D. … hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng
6. Trong câu văn: “Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng”, thành phần nào được mở rộng bằng một cụm từ?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Chủ ngữ và vị ngữ
D. Không có thành phần mở rộng
7. Em hình dung về vùng đất được miêu tả trong văn bản như thế nào?
A. Rộng lớn, đông vui, sầm uất
B. Rộng lớn, hoang sơ, trù phú
C. Chật hẹp, hoang sơ, nghèo nàn
D. Chật hẹp, đông vui, giàu có
8. Có ý kiến cho rằng: “Với “Đất rừng phương Nam”, nhà văn Đoàn Giỏi đã có sự khám phá và thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp của thiên nhiên đất rừng phương Nam”.
Ý kiến trên đúng hay sai
A. Đúng
B. Sai
Câu 2 (1 điểm): Qua đoạn trích trên, em hiểu thêm điều gì về nhà văn Đoàn Giỏi?
Câu 3 (1 điểm): Em hãy viết khoảng 5-7 câu để nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên đất rừng phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên.
Phần II (6 điểm)
Em đã đọc và học rất nhiều truyện ngắn hiện đại có ý nghĩa sâu sắc, hãy tóm tắt lại một truyện ngắn hiện đại mà em yêu thích bằng một đoạn văn khoảng 15 – 20 dòng.
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1:
1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Thuyết minh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý cách thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
2. Đoạn trích đã sử dụng ngôi kể nào sau đây? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất, số ít C. Ngôi thứ nhất, số nhiều D. Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý lời kể
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
3. Đoạn trích tập trung khắc họa vẻ đẹp của đối tượng nào? A. Rừng khô B. Những bông hoa nhiệt đới sắc sỡ C. Các loài côn trùng có cánh D. Các loài chim |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
4. Để miêu tả cây tràm trong câu: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. So sánh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
5. Dòng nào miêu tả khái quát vẻ đẹp của đối tượng được nói đến trong đoạn trích? A. … chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn B. … nghe như không rõ rệt, đều bị ngân dài, đùng đục không một chút âm vang, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả C. … đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậu một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời D. … hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các trường hợp
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
6. Trong câu văn: “Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun ngọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng”, thành phần nào được mở rộng bằng một cụm từ? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Không có thành phần mở rộng |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mở rộng thành phần câu
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
7. Em hình dung về vùng đất được miêu tả trong văn bản như thế nào? A. Rộng lớn, đông vui, sầm uất B. Rộng lớn, hoang sơ, trù phú C. Chật hẹp, hoang sơ, nghèo nàn D. Chật hẹp, đông vui, giàu có |
Phương pháp giải:
Liên hệ tưởng tượng của em
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
8. Có ý kiến cho rằng: “Với “Đất rừng phương Nam”, nhà văn Đoàn Giỏi đã có sự khám phá và thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp của thiên nhiên đất rừng phương Nam”. Ý kiến trên đúng hay sai A. Đúng B. Sai |
Phương pháp giải:
Từ nội dung đoạn trích, nêu ý kiến đúng/sai
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 2:
Qua đoạn trích trên, em hiểu thêm điều gì về nhà văn Đoàn Giỏi? |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
- Nhà văn Đoàn Giỏi là người am hiểu sâu sắc thiên nhiên và con người phương Nam
- Ông gắn bó gần gũi và có tình yêu sâu nặng, thiết tha với vùng đất này
- Đoàn Giỏi là nhà văn tài hoa, có sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của các sự vật nơi đất rừng phương Nam và khắc họa các sự vật ấy bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất nhạc, chất họa
Câu 3:
Em hãy viết khoảng 5-7 câu để nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên đất rừng phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
- Bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam trù phú, có vẻ đẹp hoang dã hiện lên sinh động, có hồn qua cách cảm nhận, miêu tả rất tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi.
- Thiên nhiên đất rừng phương Nam hấp dẫn, cuốn hút người đọc với vẻ uy nghi tráng lệ của rừng khô trong ánh mặt trời vàng óng
- Đến với rừng tràm, chúng ta được chiêm ngưỡng những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời giống như những cây nến khổng lồ, tận hưởng mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới cái nắng vàng ươm của mặt trời, nghe tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng
- Người đọc còn đắm say trước vẻ đẹp sặc sỡ, lộng lẫy của những bông hoa nhiệt đới
- Qua đoạn trích, người đọc cũng cảm nhận được tấm lòng yêu quý, sự hiểu biết tường tận và gắn bó gần gũi đến máu thịt của nhà văn Đoàn Giỏi với vùng đất này.
Phần II:
Em đã đọc và học rất nhiều truyện ngắn hiện đại có ý nghĩa sâu sắc, hãy tóm tắt lại một truyện ngắn hiện đại mà em yêu thích bằng một đoạn văn khoảng 15 – 20 dòng. |
Phương pháp giải:
Chọn một truyện ngắn hiện đại mà em yêu thích
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mây giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiêm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống chọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột. Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian, tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, nước sông cứ thể dâng lên thách thức con người. Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ để chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đền thắp sáng trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuỗi ngà... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây xung quanh vị “chúa” của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm. Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước.
Bài 5: Yêu thương con người
Unit 1. Cultural interests
Phần 1. Chất và sự biến đổi của chất
Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Unit 6: A Visit to a School
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7