1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 kết nối tri thức
Đề thi
Đề thi
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Sang năm con lên bảy
“Sang năm con lên bảy Cha đưa con đến trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con | Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa | Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con” |
(Vũ Đình Minh, Theo https: //www.thivien.net/)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
A. Miêu tả
B. Thuyết minh
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ gì?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ tự do
D. Thơ lục bát
Câu 3: Bài thơ chủ yếu được gieo vần chân, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, là loại cụm từ nào sau đây?
A. Cụm danh từ
B. Cụm động từ
C. Cụm tính từ
D. Không phải cụm từ
Câu 5: Trong hai câu thơ: “Đi qua thời ấu thơ/ Bao điều bay đi mất”, theo em “bao điều bay đi mất” mà nhà thơ nói với con là gì?
A. Sự vô tư, ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên và cả những giận hờn, những đòi hỏi vô lí của tuổi thơ
B. Những câu chuyện cổ tích mà con đã nghe cha mẹ kể trong thời ấu thơ sẽ không còn nữa
C. Những kỉ niệm dấu yêu của tuổi thơ mà con đã sống với cha mẹ sẽ bay đi theo dòng chảy của thời gian
D. Những trò chơi tinh nghịch với bạn bè trong tuổi ấu thơ sẽ bay đi khi con trưởng thành
Câu 6: Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong các dòng thơ sau gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào đã học?
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa
A. Cây khế
B. Em bé thông minh
C. Thạch Sanh
D. Sọ Dừa
Câu 7: Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu?
A. Con sẽ bước vào đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào và con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình
B. Con sẽ từ giã tuổi thơ với những kí ức đẹp đẽ, sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào
C. Những điều đẹp đẽ của tuổi thơ sẽ đi qua cuộc đời con, con phải đối mặt với cuộc sống thực tại vô cùng khó khăn
D. Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ sẽ theo con đi suốt chặng đường dài rộng của cuộc đời, là động lực để con vượt qua chông gai của cuộc sống
Câu 8: Lời của người cha tâm sự với con trong bài thơ được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào?
A. Ngôn ngữ trau chuốt, hàm súc; hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng cao
B. Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng; hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng cao
C. Ngôn ngữ hàm súc; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao
D. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, gần gũi; hình ảnh trong sáng, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ
Câu 9: Nêu nội dung chính của bài thơ trên
Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết 3 – 5 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Em đã đọc và học rất nhiều truyện ngắn hiện đại có ý nghĩa sâu sắc, hãy tóm tắt lại một truyện ngắn hiện đại mà em yêu thích bằng một đoạn văn khoảng 15 – 20 dòng.
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? A. Miêu tả B. Thuyết minh C. Tự sự D. Biểu cảm |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý ngôn ngữ, cảm xúc của chủ thể trữ tình
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Bài thơ trên viết theo thể thơ gì? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ tự do D. Thơ lục bát |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số tiếng mỗi dòng
Lời giải chi tiết:
Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm):
Bài thơ chủ yếu được gieo vần chân, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp giải:
Chú ý tiếng cuối mỗi dòng thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ chủ yếu được gieo vần chân
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, là loại cụm từ nào sau đây? A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Không phải cụm từ |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về các loại từ
Lời giải chi tiết:
Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, là cụm động từ
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm):
Trong hai câu thơ: “Đi qua thời ấu thơ/ Bao điều bay đi mất”, theo em “bao điều bay đi mất” mà nhà thơ nói với con là gì? A. Sự vô tư, ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên và cả những giận hờn, những đòi hỏi vô lí của tuổi thơ B. Những câu chuyện cổ tích mà con đã nghe cha mẹ kể trong thời ấu thơ sẽ không còn nữa C. Những kỉ niệm dấu yêu của tuổi thơ mà con đã sống với cha mẹ sẽ bay đi theo dòng chảy của thời gian D. Những trò chơi tinh nghịch với bạn bè trong tuổi ấu thơ sẽ bay đi khi con trưởng thành |
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh của câu thơ
Lời giải chi tiết:
“bao điều bay đi mất” mà nhà thơ nói với con là sự vô tư, ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên và cả những giận hờn, những đòi hỏi vô lí của tuổi thơ
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.25 điểm):
Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong các dòng thơ sau gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào đã học? Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa A. Cây khế B. Em bé thông minh C. Thạch Sanh D. Sọ Dừa |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ, liên hệ với câu chuyện có cùng chi tiết
Lời giải chi tiết:
Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong các dòng thơ sau gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích Cây khế
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.25 điểm):
Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu? A. Con sẽ bước vào đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào và con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình B. Con sẽ từ giã tuổi thơ với những kí ức đẹp đẽ, sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào C. Những điều đẹp đẽ của tuổi thơ sẽ đi qua cuộc đời con, con phải đối mặt với cuộc sống thực tại vô cùng khó khăn D. Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ sẽ theo con đi suốt chặng đường dài rộng của cuộc đời, là động lực để con vượt qua chông gai của cuộc sống |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con: Con sẽ bước vào đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào và con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.25 điểm):
Lời của người cha tâm sự với con trong bài thơ được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào? A. Ngôn ngữ trau chuốt, hàm súc; hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng cao B. Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng; hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng cao C. Ngôn ngữ hàm súc; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao D. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, gần gũi; hình ảnh trong sáng, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Lời của người cha tâm sự với con trong bài thơ được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh: Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, gần gũi; hình ảnh trong sáng, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ
=> Đáp án: D
Câu 9 (1 điểm):
Nêu nội dung chính của bài thơ trên. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và rút ra nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ là khúc tâm tình người cha muốn nhắn nhủ với con của mình: Khi con lên bảy tuổi, con sẽ đi học, những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà tự con sẽ khám phá, con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân minh.
Câu 10 (1 điểm):
Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết 3 – 5 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người. |
Phương pháp giải:
Xác định vai trò của tình cảm gia đình
Lời giải chi tiết:
- Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, là điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan, tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống
- Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách con người
- Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng
- Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người
Phần II:
Em đã đọc và học rất nhiều truyện ngắn hiện đại có ý nghĩa sâu sắc, hãy tóm tắt lại một truyện ngắn hiện đại mà em yêu thích bằng một đoạn văn khoảng 15 – 20 dòng. |
Phương pháp giải:
Xác định đúng nội dung chủ yếu cần tóm tắt
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn tham khảo:
Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những con sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống chọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột. Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian, tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gợi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người. Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sang trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà… bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây xung quanh vị “chúa” của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm. Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quan quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước.
Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chương 6: Biểu thức đại số
Chương IV. Âm thanh
Unit 1: Hobbies
Chương 5: Một số yếu tố thống kê
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7