1. Đề thi học kì 2 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 2 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 2 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 2 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 2 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 2 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 2 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 2 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 2 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 2 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiên tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cxung luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đờii.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản bàn luận về vấn đề gì?
A. Đức tính khiêm tốn
B. Sự tự ti
C. Đức tính trung thực
D. Sự thành công
Câu 3. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.
A. Điệp ngữ
B. Liệt kê
C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 4. Nối cột A với vột B (các từ in đậm trong ngữ liệu) để có đáp án đúng:
Cột A | Cột B |
1. Phép lặp 2. Phép nối 3. Phép thế | a. đó, vì thế b. khiêm tốn c. tóm lại |
Câu 5. Cách diễn đạt của tác giả “luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” gần gũi với câu danh ngôn nào sau đây?
A. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin)
B. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người (Hồ Chí Minh)
C. Bác học không có nghĩa là ngừng học (Đác-uyn)
D. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo (Danh ngôn Trung Quốc)
Câu 6. Em có đồng ý với ý kiến của tác giả bài viết:
Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
A. Đồng ý
B. Không đồng ý
Câu 7. Vì sao tác giả lại cho rằng: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi?
Câu 8. Khiêm tốn có vai trò như thế nào đối với con người trong cuộc sống?
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1
Xác định phép thế trong những đoạn trích sau:
a. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)
b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
c. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
d. Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ.
Câu 2
Em đã được chứng kiến nhiều sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề mà em quan tâm.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.25 điểm)
Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm)
Văn bản bàn luận về vấn đề gì? A. Đức tính khiêm tốn B. Sự tự ti C. Đức tính trung thực D. Sự thành công |
Phương pháp:
Xác định nội dung của văn bản, rút ra vấn đề
Lời giải chi tiết:
Văn bản bàn luận về vấn đề: Đức tính khiêm tốn
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm)
Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. A. Điệp ngữ B. Liệt kê C. Nhân hóa D. So sánh |
Phương pháp:
Đọc và xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ liệt kê
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.5 điểm)
Nối cột A với vột B (các từ in đậm trong ngữ liệu) để có đáp án đúng:
|
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về phép liên kết trong văn bản
Lời giải chi tiết:
1 – b; 2 – c; 3 - a
Câu 5 (0.25 điểm)
Cách diễn đạt của tác giả “luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” gần gũi với câu danh ngôn nào sau đây? A. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin) B. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người (Hồ Chí Minh) C. Bác học không có nghĩa là ngừng học (Đác-uyn) D. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo (Danh ngôn Trung Quốc) |
Phương pháp:
Xác định nội dung của các câu danh ngôn
Lời giải chi tiết:
Cách diễn đạt của tác giả “luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” gần gũi với câu danh ngôn: Học, học nữa, học mãi (Lê-nin)
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.25 điểm)
Em có đồng ý với ý kiến của tác giả bài viết: Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. A. Đồng ý B. Không đồng ý |
Phương pháp:
Đọc và nêu suy nghĩ
Lời giải chi tiết:
Đồng ý
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.25 điểm)
Vì sao tác giả lại cho rằng: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? |
Phương pháp:
Dựa vào nội dung đoạn trích và nêu suy nghĩ của mình
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Việt học dường như không bao giờ có đích đến hay điểm dừng, ta luôn luôn cần học hỏi thêm thật nhiều để có thể tăng cường vốn tri thức và xây dựng hành trang tốt đẹp cho bản thân mình.
Câu 8 (1.0 điểm)
Khiêm tốn có vai trò như thế nào đối với con người trong cuộc sống? |
Phương pháp:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Sống mà biết khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ.
- Khiêm tốn trong công việc giúp chúng ta có cơ hội được chỉ bảo, học được nhiều điều mới mẻ.
- Khiêm tốn trong giao tiếp giúp chúng ta được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm)
Xác định phép thế trong những đoạn trích sau: a. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách) b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) c. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) d. Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và tìm phép thế trong từng đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Phép thế là:
a. Nó thay thế cho sách.
b. Con đường này thay thế cho con đường làng dài và hẹp.
c. Họ thay thế cho mấy cậu học trò mới.
d. đấy thay thế cho Sa Pa
Câu 2 (4.0 điểm)
Em đã được chứng kiến nhiều sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề mà em quan tâm. |
Phương pháp:
1. Mở đoạn: giới thiệu vấn đề cần bàn luận và nêu ý kiến của bản thân về vấn đề
2. Thân đoạn:
- Giải thích các từ ngữ, khái niệm quan trọng về vấn đề nghị luận.
- Bàn luận: Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối của người viết về vấn đề nghị luận. Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
- Lật lại vấn đề, mở rộng: Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, bổ sung ý cho vấn đề nghị luận toàn vẹn.
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại ý kiến; đề xuất giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động
Lời giải chi tiết:
Đoạn tham khảo:
Trong cuộc sống của mỗi con người muốn đạt được thành công, chúng ta không thể thiếu bản lĩnh. Vậy bản lĩnh là gì và tại sao lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Bởi bản lĩnh là những vấn đề quyết định một cách độc lập, không vì áp lực bên ngoài mà dễ dàng thay đổi. Một con người bản lĩnh luôn dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách khó khăn và không bao giờ chối bỏ trách nhiệm của mình. Nhờ vậy, trên đường đời với vô số chông gai, họ luôn giữ cho mình một tinh thần sắt đá, phong thái điềm tĩnh, sự kiên định đáng ngưỡng mộ và dễ dàng dành được sự tín nhiệm, tôn trọng từ những người xung quanh. Oprah Winfrey là một tấm gương tiêu biểu. Sinh ra tại một khu ổ chuột, lớn lên với người cha nghiện ngập, thậm chí đã từng bị xâm hại tình dục, bà vẫn kiên cường vượt qua mọi định kiến, gian nan để trở thành tỉ phú da màu ở tuổi 40 cũng như truyền cảm hứng cho biết bao mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn một số người thiếu bản lĩnh trong cuộc sống, ngại khó, ngại khổ, luôn đổ lỗi cho số phận. Chính vì vậy họ mãi mãi không bao giờ chạm đến ngưỡng cửa thành công. Bản thân mỗi chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh vì vậy cần xây dựng cho riêng mình một bản lĩnh vững vàng bằng cách không ngừng trau dồi tri thức, kĩ năng sống cũng như nhân cách. Hơn tất thảy, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa bản lĩnh với sự tự phụ hay bảo thủ. Bởi như John Ruskin từng nói, “bản lĩnh là sự hợp nhất của kinh nghiệm, trí tuệ và đam mê trong guồng hành động”.
(Nguồn: sưu tầm)
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7