1. Đề thi học kì 2 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 2 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 2 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 2 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 2 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 2 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 2 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 2 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 2 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 2 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 chân trời sáng tạo
Đề 1
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đã từ lâu, sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Sách luôn là một kho tàng huyền bí kích thích sự tò mò của biết bao người. Nó càng bị ẩn bao nhiêu thì càng gợi sự say mê của con người bấy nhiêu. Nếu chúng ta không thể sống thiếu bạn thì ta cũng không thể không thiếu sách được. Sách là chiếc chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc đời. Sách là kho kiến thức bất tận của nhân loại. Người đọc sách là những người miệt mài đi tìm hiểu đến tận cùng của kho báu quý giả ấy. Chính vì vậy, việc đọc sách của mỗi người là vô cùng cần thiết. Vai trò của việc đọc sách đối với việc tìm hiểu kiến thức cũng như để hoàn thiện bản thân mình ngày càng cần thiết và được trau dồi hơn. Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy của con người. Hãy rèn cho mình một thói quen đọc sách, một văn hóa đọc thực sự văn minh và biết cách trân quý những giá trị mà sách mang lại.
(Mácxim Goócki, Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào sau đây?
A. Văn bản biểu cảm
B. Nghị luận xã hội
C. Nghị luận văn học
D. Văn bản thông tin
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
A. Biểu cảm
B. Thuyết minh
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3. Chủ đề của đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
A. Bàn về vai trò của sách
B. Bàn về cách thức giao tiếp
C. Bàn về những thói quen tốt
D. Bàn về nét đẹp văn hóa
Câu 4. Đâu là lời khuyên của tác giả dành cho mọi người?
A. Đã từ lâu, sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
B. Hãy rèn cho mình một thói quen đọc sách, một văn hóa đọc thực sự văn minh và biết cách trân quý những giá trị mà sách mang lại
C. Sách là kho kiến thức bất tận của nhân loại
D. Sách luôn là một kho tàng huyền bí kích thích sự tò mò của biết bao người
Câu 5. Câu văn “Đã từ lâu, sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta”, khẳng định điều gì?
A. Sự gần gũi, quen thuộc của sách đối với con người
B. Sự giá trị của những cuốn sách quý
C. Sự quan trọng không thể thay thế của sách đối với con người
D. Sách có thể dùng để đọc giải trí, làm tinh thần thoải mái
Câu 6. Từ in đậm thể hiện phép liên kết nào trong hai câu văn sau: Sách luôn là một kho tàng huyền bí kích thích sự tò mò của biết bao người. Nó càng bí ẩn bao nhiêu thì càng gợi sự say mê của con người bấy nhiêu?
A. Phép lặp
B. Phép nối
C. Phép thế
D. Phép liên tưởng
Câu 7. Nối cột A vơi cột B sao cho phù hợp:
A – đặc điểm của văn bản nghị luận | B – câu văn |
1. Nêu vấn đề | a. Chính vì vậy, việc đọc sách của mỗi người là vô cùng cần thiết |
2. Lí lẽ | b. Nếu chúng ta không thể sống thiếu bạn thì ta cũng không thể không thiếu sách được |
3. Bằng chứng | c. Sách là chiếc chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc đời. Sách là kho kiến thức bất tận của nhân loại |
4. Kết luận | d. Đã từ lâu, sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta |
Câu 8. Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng: Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy của con người?
Câu 9. Chia sẻ ngắn gọn trong khoảng 3 – 5 dòng về cách chọn sách và phương pháp đọc sách của bản thân em.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền, em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành của mình về ý kiến trên.
Đề 2
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩa tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.
(Trích Tại sao lại chần chừ, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần ngữ liệu trên.
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự
Câu 2. Vấn đề tác giả bàn luận trong trích đoạn là gì?
A. Ứng xử trước thất bại
B. Phương pháp làm việc
C. Sức mạnh vươn lên
D. Những người đã từng thất bại
Câu 3. Trích đoạn trên có liên quan đến nội dung câu tục ngữ nào sau đây?
A. Cái khó ló cái khôn
B. Thất bại là mẹ thành công
C. Chắc rễ bền cây
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu 4. Đoạn văn sau thuộc yếu tố nào trong trích đoạn trên?
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.
A. Ý kiến
B. Lí lẽ
C. Lập luận
D. Bằng chứng
Câu 5. Câu văn “Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” là phần ý kiến của tác giả, theo em đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Câu nào sau đây là lời khuyên của tác giả dành cho người đọc?
A. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm
B. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện
C. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ
D. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood
Câu 7. Từ họ trong hai câu văn sau thuộc phép liên kết nào?
Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
A. Phép lặp
B. Phép nối
C. Phép thế
D. Phép liên tưởng
Câu 8. Theo tác giả thực tế những người thành công họ luôn làm gì?
A. Những người thành công luôn né tránh những công việc khó khăn
B. Những người thành công luôn học hỏi kinh nghiệm người khác
C. Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân
D. Những người thành công luôn có ý chí và nghị lực vươn lên
Câu 9. Viết một câu có từ “thành công”, trong đó có sử dụng phó từ.
Câu 10. Từ việc hiểu nội dung đoạn trích, em hãy viết 3 – 5 dòng giải thích ý kiến cho rằng: Thất bại chính là một món quà.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận bàn luận về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ của thành công.
Đề 3
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiên tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cxung luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đờii.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản bàn luận về vấn đề gì?
A. Đức tính khiêm tốn
B. Sự tự ti
C. Đức tính trung thực
D. Sự thành công
Câu 3. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.
A. Điệp ngữ
B. Liệt kê
C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 4. Nối cột A với vột B (các từ in đậm trong ngữ liệu) để có đáp án đúng:
Cột A | Cột B |
1. Phép lặp 2. Phép nối 3. Phép thế | a. đó, vì thế b. khiêm tốn c. tóm lại |
Câu 5. Cách diễn đạt của tác giả “luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” gần gũi với câu danh ngôn nào sau đây?
A. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin)
B. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người (Hồ Chí Minh)
C. Bác học không có nghĩa là ngừng học (Đác-uyn)
D. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo (Danh ngôn Trung Quốc)
Câu 6. Em có đồng ý với ý kiến của tác giả bài viết:
Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
A. Đồng ý
B. Không đồng ý
Câu 7. Vì sao tác giả lại cho rằng: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi?
Câu 8. Khiêm tốn có vai trò như thế nào đối với con người trong cuộc sống?
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1
Xác định phép thế trong những đoạn trích sau:
a. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)
b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
c. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
d. Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ.
Câu 2
Em đã được chứng kiến nhiều sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề mà em quan tâm.
Đề 4
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ÁNH TRĂNG
| Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cứa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ trong vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. |
|
(Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Tự do
C. Năm chữ
D. Lục bát
Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?
A. Rưng rưng
B. Lo âu
C. Ngại ngùng
D. Vô cảm
Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?
A. Hồi nhỏ
B. Hồi về thành phố
C. Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố
D. Hồi chiến tranh
Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
B. Biết được giá trị của người nào đó
C. Người có hiểu biết rộng
D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình
Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
A. Nói
B. Bảo
C. Thấy
D. Nghĩ
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể – như là sông là rừng”?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Nói quá
D. Nói giảm, nói tránh
Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy
B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn
C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng
Câu 8. Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình”?
A. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua
B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ
C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa
D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa
Câu 9. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?
Câu 10. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
Đề 5
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
1. Có công mài sắt, có ngày nên kim
2. Học ăn, học nói, học gói, học mở
3. Lá lành đùm lá rách
Câu 1. Câu tục ngữ sau có mấy vế?
Có công mài sắt, có ngày nên kim
A. Hai vế
B. Bốn vế
C. Ba vế
D. Năm vế
Câu 2. Câu tục ngữ nào ở ngữ liệu có cách ngắt nhịp 2/2/2/2?
A. Câu 1
B. Câu 2
C. Câu 3
D. Câu 1 và câu 2
Câu 3. Cả ba câu tục ngữ trên đều sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Điệp ngữ
Câu 4. Nghĩa của câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở là “Khuyên ta phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực” đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách nhắn gửi đến chúng ta điều gì?
A. Sự đoàn kết trong cuộc sống
B. Sự sẻ chia trong cuộc sống
C. Cách ăn mặc trong cuộc sống
D. Cách ứng xử trong cuộc sống
Câu 6. Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào?
A. Câu 1
B. Câu 2
C. Câu 3
D. Câu 1 và câu 2
Câu 7. Ngoài phần ngữ liệu trên, em hãy lựa chọn một câu tục ngữ mà mình thích và đặt câu với câu tục ngữ đó.
Câu 8. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân em.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.
Unit 7: Transportation
Unit 8. Festivals around the World
Chủ đề 5. Em với gia đình
Review 1
Chủ đề 3. Tốc độ
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7