Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 điểm)
a) Trình bày mục tiêu của tổ chức ASEAN?
b) Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo ra thời cơ và thách thức gì?
Câu 2: (3 điểm)
a) Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của châu lục được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy” từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay diễn ra như thế nào?
b) Ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc chiến tranh chống phân biệt chủng tộc Apácthai?
Câu 3: (2 điểm)
a) Vai trò của Liên hợp quốc hiện nay?
b) Em có suy nghĩ gì về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc hiện nay?
Câu 4: (2 điểm)
a) Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động tiêu cực như thế nào đối với đời sống của con người?
b) Em có suy nghĩ gì về tình trạng ô nhiễm môi trường nơi em ở? Là học sinh em phải làm gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện bởi Ban chuyên môn
Câu 1: (3 điểm)
Phương pháp: Xem lại sự ra đời của tổ chức ASEAN, sgk trang 23, phân tích, liên hệ.
Lời giải:
a) Mục tiêu hoạt động của ASEAN là: phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
b) Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo ra thời cơ và thách thức:
* Thời cơ:
- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.
- Tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.
- Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm quản lí của các nước trong khu vực.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng trên cơ sở an ninh chung của khu vực.
* Thách thức:
- Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ có nguy cơ tụt hậu.
- Cạnh tranh về kinh tế, việc làm quyết liệt giữa các nước.
- Hội nhập những dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Việt Nam cần bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội, ra sức học tập, nắm vững khoa học - kĩ thuật.
Câu 2: (3 điểm)
Phương pháp: Xem lại tình hình chung các nước châu Phi, sgk trang 26, suy luận.
Lời giải:
a)
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ. Châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra như sau:
Thời gian | Sự kiện |
1952 - 1953 | Mở đầu là cuộc binh biến ở Ai Cập, lật đổ vương triều Pha-rúc. Năm 1953, nước Cộng hòa Ai Cập ra đời. |
1954 - 1962 | Cuộc dấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An-giê-ri. |
1954 - 1960 | Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ở khắp châu Phi chống lại sự thống trị của các nước đế quốc: Tuynidi, Ma-rốc, Xu-đăng,… |
1960 | 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, lịch sử gọi là “Năm châu Phi”. |
1975 | Hệ thống thuộc địa cùa Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập: Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích... => Mốc đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. |
1975 - 1993 | Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi. Tháng 11 - 1993, Hiến pháp ban hành, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai bị xóa bỏ. => Mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. |
b) Ý nghĩa lịch sử:
+ Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
+ Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
+ Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Câu 3: (2 điểm)
Phương pháp: Xem lại sự thành lập Liên hợp quốc, sgk trang 45, liên hệ.
Lời giải:
a) Vai trò của Liên hợp quốc hiện nay:
- Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới; giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột trên thế giới và khu vực.
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,… giữa các quốc gia thành viên.
- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, y tế, nhân đạo, giáo dục. Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
b) Suy nghĩ về vai trò tổ chức Liên hợp quốc hiện nay:
- Trải qua hơn 70 năm phát triển, Liên hợp quốc hiện nay trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu như toàn bộ các quốc gia trên thế giới.
- Liên hợp quốc ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới; thực hiện hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
- Tuy nhiên, hoạt động của Liên hợp quốc chưa thực sự có hiệu quả khi: các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, li khai,… vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
- Ngày nay, Liên hợp quốc đứng trước thách thức to lớn về việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chiến tranh thương mại,…
Câu 4: (2 điểm)
Phương pháp: Xem lại ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, sgk trang 51, liên hệ bản thân.
Lời giải:
a) Những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay:
- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt.
- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...).
- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...
b) Liên hệ tình trạng ô nhiễm môi trường nơi em ở:
* Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội:
- Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường ở Hà Nội tăng nhanh đến mức báo động. Đó là ô nhiễm về môi trường nước, ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn, ô nhiễm tiếng ồn,…
- Nguyên nhân: chủ yếu từ các phương tiện giao thông, công trình xây dựng, rác thải sinh hoạt,…
- Giải pháp: sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt, hạn chế sử dụng chất thải nhựa, túi nilong,…
* Là học sinh em cần:
- Học tập, rèn luyện, nâng cao ý thức cá nhân về bảo vệ môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.
- Tham gia trực tiếp vào công tác tuyên truyền, giáo dục về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình và ngoài xã hội.
- Tìm tòi, học hỏi, khám phá để tìm ra những giải pháp thiết thực, giúp giải quyết và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Bài 31
Đề thi vào 10 môn Văn Tuyên Quang
Bài 15
Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9