1. Đề thi học kì 1 - Đề số 1
2. Đề thi học kì 1 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 1 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 1 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 1 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 1 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 1 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 1 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 1 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 1 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 chân trời sáng tạo
Đề thi
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Mồ côi
Con chim non rũ cánh Đi tìm tổ bơ vơ Quanh nẻo rừng hiu quạnh Lướt mướt dưới dòng mưa.
Con chim non chiu chít Lá động khóc tràn trề Chao ôi buồn da diết Chim ơi biết đâu về.
Gió lùa mưa rơi rơi Trên nẻo đường sương lạnh Đi về đâu em ơi Phơi thân tần cô quạnh! | Em sưởi trong bàn tay Cho lòng băng giá ấm Lìa cành lá bay bay Như mảnh đời u thảm!
Con chim non không tổ Trẻ mồ côi không nhà Hai đứa cùng đau khổ Cùng vất vưởng bê tha
Rồi ngày kia rã cánh Rụi chết bên đường đi… Thờ ơ con mắt lạnh Nhìn chúng: “Có hề chi!” Huế, tháng 10-1937 |
Nguồn: Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, 1959
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ bốn chữ
B. Thể thơ bảy chữ
C. Thể thơ năm chữ
D. Thể thơ lục bát
Câu 2. Đối tượng biểu cảm của bài thơ là gì?
A. Con chim non mồ côi
B. Em bé mồ côi
C. Con chim non và em bé
D. Tất cả trẻ em mồ côi
Câu 3. Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài thơ Mồ côi?
A. Giọng điệu thiết tha trìu mến
B. Giọng điệu nghiêm trang, chừng mực
C. Giọng điệu vui đùa, dí dỏm
D. Giọng điệu buồn thương, phiền muộn
Câu 4. Từ mồ côi có nghĩa là gì?
A. Là bị mất cha và/hoặc mất mẹ từ khi còn bé dại
B. Là trẻ em sống trong các làng trẻ SOS, các trung tâm bảo trợ xã hội
C. Là trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường học tập
D. Là trẻ em phải làm việc kiếm sống từ khi chưa đủ tuổi lao động
Câu 5. Khổ thơ sau đây sử dụng cách gieo vần như thế nào?
Con chim non không tổ
Trẻ mồ côi không nhà
Hai đứa cùng đau khổ
Cùng vất vưởng bế tha
A. Vần chân
B. Vần lưng
C. Vần hỗn hợp
D. Vần liền
Câu 6. Từ ngữ nào sau đây là ngôn ngữ vùng miền?
A. Con chim non
B. Buồn da diết
C. Trẻ mồ côi
D. Có hề chi
Câu 7. Em bé mồ côi đã làm gì khi gặp chú chim non đáng thương?
A. Đi tìm mẹ cho chim non
B. Đặt chim non về tổ của mình
C. Mang chim non về nuôi
D. Sưởi ấm cho chim trong tay mình
Câu 8. Hoàn cảnh của em bé mồ côi và chú chim non có gì giống nhau?
A. Cùng không nhà, không tổ
B. Cùng vất vưởng, bê tha
C. Cùng đói ăn, rách mặc
D. A và B là phương án đúng
Câu 9. Sau khi đọc bài thơ, em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của tác giả?
Câu 10. Em hãy viết khoảng 3 - 5 dòng nêu suy nghĩ của mình về vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em yêu thích.
Đáp án
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ B. Thể thơ bảy chữ C. Thể thơ năm chữ D. Thể thơ lục bát |
Phương pháp giải:
Chú ý số tiếng/dòng của mỗi khổ
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.25 điểm):
Đối tượng biểu cảm của bài thơ là gì? A. Con chim non mồ côi B. Em bé mồ côi C. Con chim non và em bé D. Tất cả trẻ em mồ côi |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đối tượng biểu cảm của bài thơ là con chim non và em bé
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài thơ Mồ côi? A. Giọng điệu thiết tha trìu mến B. Giọng điệu nghiêm trang, chừng mực C. Giọng điệu vui đùa, dí dỏm D. Giọng điệu buồn thương, phiền muộn |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Giọng điệu chung của bài thơ Mồ côi: buồn thương, phiền muộn
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.25 điểm):
Từ mồ côi có nghĩa là gì? A. Là bị mất cha và/hoặc mất mẹ từ khi còn bé dại B. Là trẻ em sống trong các làng trẻ SOS, các trung tâm bảo trợ xã hội C. Là trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường học tập D. Là trẻ em phải làm việc kiếm sống từ khi chưa đủ tuổi lao động |
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh để giải nghĩa
Lời giải chi tiết:
Từ mồ côi có nghĩa là bị mất cha và/hoặc mất mẹ từ khi còn bé dại
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.25 điểm):
Khổ thơ sau đây sử dụng cách gieo vần như thế nào? Con chim non không tổ Trẻ mồ côi không nhà Hai đứa cùng đau khổ Cùng vất vưởng bế tha A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần hỗn hợp D. Vần liền |
Phương pháp giải:
Chú ý cách gieo vần
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ trên sử dụng cách gieo vần chân
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.25 điểm):
Từ ngữ nào sau đây là ngôn ngữ vùng miền? A. Con chim non B. Buồn da diết C. Trẻ mồ côi D. Có hề chi |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức từ ngữ địa phương, vùng miền
Lời giải chi tiết:
Ngôn ngữ vùng miền: có hề chi
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.25 điểm):
Em bé mồ côi đã làm gì khi gặp chú chim non đáng thương? A. Đi tìm mẹ cho chim non B. Đặt chim non về tổ của mình C. Mang chim non về nuôi D. Sưởi ấm cho chim trong tay mình |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Em bé mồ côi đã sưởi ấm cho chim trong tay mình
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.25 điểm):
Hoàn cảnh của em bé mồ côi và chú chim non có gì giống nhau? A. Cùng không nhà, không tổ B. Cùng vất vưởng, bê tha C. Cùng đói ăn, rách mặc D. A và B là phương án đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Hoàn cảnh của em bé mồ côi và chú chim non giống nhau: Cùng không nhà, không tổ; Cùng vất vưởng, bê tha
=> Đáp án: D
Câu 9 (1.0 điểm):
Sau khi đọc bài thơ, em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của tác giả? |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Bài thơ cho thấy nhà thơ Tố Hữu có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng yêu thương. Chỉ bắt gặp hình ảnh con chim non lạc mẹ, một em bé mồ côi bên đường cũng đủ để nhà thơ bồi hồi thương cảm, thấy buồn da diết và không thôi tự hỏi Đi về đâu em ơi. Tâm hồn, tình cảm ấy được bộc lộ trong bài thơ, gợi sự xót xa, đồng cảm nơi người đọc và từ đó, bồi dưỡng tình yêu thương cho bản thân.
Câu 10 (1.0 điểm):
Em hãy viết khoảng 3 - 5 dòng nêu suy nghĩ của mình về vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống. |
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân em
Lời giải chi tiết:
- Những mảnh đời khó khăn khi được sẻ chia, giúp đỡ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời
- Việc chúng ta sẻ chia với người khác sẽ khiến cho người đó cảm thấy thoải mái, tốt hơn, những năng lượng tiêu cực cũng từ đó mà giảm bớt
- Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn mình hơn
- Khi ta đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời
Phần II (6 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em yêu thích. |
Phương pháp giải:
Xác định nhân vật văn học đã học, đã đọc mà em yêu thích
Phân tích các đặc điểm của nhân vật đó
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
“Em bé thông minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm đã đề cao trí tuệ nhân dân thông qua nhân vật em bé thông minh.
Nhân vật em bé trong truyện được đặt vào rất nhiều các thử thách. Lần thứ nhất là câu đố của viên quan đưa ra câu hỏi: “Trâu một ngày cày được mấy đường - câu trả lời của cậu bé: “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước”. Tiếp đến, vua đưa ra câu đó với dân làng “Phải nuôi ba trâu đực để chúng thành chín con”, thì cách giải quyết của cậu bé là khóc lóc, trình bày với vua rằng cha không chịu đẻ em bé. Mục đích là để cho vua thừa nhận yêu cầu của mình là vô lí. Lần thứ ba, vua lại đặt ra thử thách phải sẻ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ - câu trả lời: một chiếc kim may làm thành con dao xẻ thịt chim. Cuối cùng là câu đố của sứ giả nước láng giềng: phải xâu được một sợi chỉ qua con ốc. Cậu bé đã giải quyết bằng cách hát một bài đồng dao có câu trả lời: buộc sợi chỉ vào con kiến, một bên bịt lại, bôi mỡ một bên, kiến sẽ mang sợi chỉ sang.
Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện.
Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú.
Việc tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu với truyện cổ tích kiểu nhân vật thông minh. Đồng thời, các thử thách cũng nhằm tạo tình huống cho sự phát triển tính cách của nhân vật cũng như sự phát triển của cốt truyện.
Với mỗi thử thách, em bé đều có cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị. Đó là dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. Có thể thấy rằng cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
Progress Review 1
Đề thi giữa kì 2
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Chương VI. Từ
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7