Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản thông tin
Câu 2. Câu văn sau có mấy cụm danh từ?
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3. Văn bản Cô bé bán diêm phê phán đối tượng nào trong xã hội?
A. Những người vô cảm
B. Những kẻ vô ơn
C. Những người giàu có
D. Những người bất lịch sự
Câu 4. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên?
A. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn
B. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc
C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình
D. Ngôn ngữ bác học điêu luyện
Câu 5. Đâu không phải phát minh được nói đến trong văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”?
A. Đất nặn
B. Xà phòng
C. Kem que
D. Giấy nhớ
Câu 6. Theo văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà, tại sao khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức?
A. Vì trẻ không được người lớn chăm sóc nữa
B. Vì vật nuôi luôn cần sự quan tâm, chăm sóc từ trẻ
C. Vì vật nuôi tăng động và luôn cần người chơi cùng
D. Đáp án khác
Câu 7. Ai là tác giả văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
A. Kim Hạnh Bảo
B. Trần Nghị Du
C. Hà My
D. Kim Hạnh Bảo và Trần Nghị Du
Câu 8. Khi kể về trải nghiệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể?
A. Ngôi thứ nhất ngôi thứ ba xen kẽ
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất
D. Ngôi thứ tư
Câu 9. Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
A. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có tính bi kịch
B. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
D. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì
Câu 10. Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, tác giả đã nhắc dến ý nào khi nêu lên luận điểm “Động vật gắn liền với tuổi thơ”?
A. Mẻ tôm, cá chế biến những món thanh đạm
B. Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến “hành quân”
C. Con trâu kéo cày cho người nông dân
D. Đàn lợn con kêu éc éc trong chuồng
Câu 11. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn?
A. Tự tin, dũng cảm
B. Khệnh khạng, xem thường mọi người
C. Hung hăng, xốc nổi
D. Tự phụ, kiêu căng
Câu 12. Câu thành ngữ nào phù hợp khi nói về lối sống của mụ vợ trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng?
A. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
B. Ăn cháo đá bát
C. Bụt chùa nhà không thiêng
D. Cái nết đánh chết cái đẹp
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
Câu 2. Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là văn bản thuộc thể loại nào? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thông tin |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Thể loại văn bản nghị luận
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.25 điểm):
Câu văn sau có mấy cụm danh từ? Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Có 4 cụm danh từ
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Văn bản Cô bé bán diêm phê phán đối tượng nào trong xã hội? A. Những người vô cảm B. Những kẻ vô ơn C. Những người giàu có D. Những người bất lịch sự |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Phê phán những người vô cảm
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên? A. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn B. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình D. Ngôn ngữ bác học điêu luyện |
Phương pháp giải:
Nhớ lại giá trị nghệ thuật của đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Ngôn ngữ bác học điêu luyện không phải giá trị nghệ thuật của đoạn trích
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Đâu không phải phát minh được nói đến trong văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”? A. Đất nặn B. Xà phòng C. Kem que D. Giấy nhớ |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Xà phong không phải phát minh được nhắc tới
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.25 điểm):
Theo văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà, tại sao khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức? A. Vì trẻ không được người lớn chăm sóc nữa B. Vì vật nuôi luôn cần sự quan tâm, chăm sóc từ trẻ C. Vì vật nuôi tăng động và luôn cần người chơi cùng D. Đáp án khác |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Vì vật nuôi luôn cần sự quan tâm, chăm sóc từ trẻ
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.25 điểm):
Ai là tác giả văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? A. Kim Hạnh Bảo B. Trần Nghị Du C. Hà My D. Kim Hạnh Bảo và Trần Nghị Du |
Phương pháp giải:
Nhớ lại thông tin văn bản
Lời giải chi tiết:
Kim Hạnh Bảo và Trần Nghị Du là tác giả văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.25 điểm):
Khi kể về trải nghiệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể? A. Ngôi thứ nhất ngôi thứ ba xen kẽ B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất D. Ngôi thứ tư |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Khi kể về trải nghiệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể thứ nhất
=> Đáp án: C
Câu 9 (0.25 điểm):
Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm? A. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có tính bi kịch B. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu D. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có tính bi kịch
=> Đáp án: A
Câu 10 (0.25 điểm):
Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật, tác giả đã nhắc dến ý nào khi nêu lên luận điểm “Động vật gắn liền với tuổi thơ”? A. Mẻ tôm, cá chế biến những món thanh đạm B. Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến “hành quân” C. Con trâu kéo cày cho người nông dân D. Đàn lợn con kêu éc éc trong chuồng |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến “hành quân”
=> Đáp án: B
Câu 11 (0.25 điểm):
Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn? A. Tự tin, dũng cảm B. Khệnh khạng, xem thường mọi người C. Hung hăng, xốc nổi D. Tự phụ, kiêu căng |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả Dế Mèn
Lời giải chi tiết:
Dế Mèn tự phụ, kiêu căng
=> Đáp án: D
Câu 12 (0.25 điểm):
Câu thành ngữ nào phù hợp khi nói về lối sống của mụ vợ trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng? A. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng B. Ăn cháo đá bát C. Bụt chùa nhà không thiêng D. Cái nết đánh chết cái đẹp |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Câu “ăn cháo đá bát” phù hợp nhất
=> Đáp án: B
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ: a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng. b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều. c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt. d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về trạng ngữ
Lời giải chi tiết:
a. Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang
b. Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa
c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan
d. Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt
Câu 2 (5 điểm):
Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên. |
Phương pháp giải:
1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề
- Biểu hiện của vấn đề
- Nguyên nhân của vấn đề
- Tác hại của vấn đề
- Bài học rút ra từ vấn đề
- Liên hệ bản thân
3. Kết bài: Khái quát lại hiện tượng
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến “nghiện” …
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính… Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn dến nghiện.
- Biểu hiện của vấn đề: Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ, … bỏ bê học hành, công việc…
- Nguyên nhân của vấn đề:
+ Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội
+ Chủ quan: do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân, …
- Tác hại của vấn đề:
+ Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bệnh về mắt: Cận thị, loạn thị… cơ thể suy nhược, gầy yếu…
+ Tinh thần: bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực…
+ Ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người: trộm cắp, giết người… sa vào các tệ nạn xã hội…
- Bài học rút ra từ vấn đề: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng…
- Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện… Tập trung cố gắng nỗ lực học tập
3. Kết bài:
- Khái quát lại tác hại của hiện tượng quá đam mê điện tử của học sinh hiện nay
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề thi giữa kì 2
Unit 10: My dream job
Bộ đề ôn tập hè
Revision (Units 4 - 5)
Bài 3: Vẻ đẹp quê hương
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6