Đề bài
Phần I (4 điểm)
Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. (1 điểm)
2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì? (1 điểm)
3. Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người. (2 điểm)
Phần II (6 điểm)
Cho đoạn trích:
Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. (1 điểm)
2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến? (1 điểm)
3. Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm công dân? (1 điểm)
4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và câu thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến. (3 điểm)
Lời giải chi tiết
Phần I
Câu 1
Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. |
Phương pháp giải:
Ôn lại chính xác các câu trong bài thơ
Lời giải chi tiết:
7 dòng tiếp theo của những dòng thơ trên:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Câu 2
Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì? |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biện pháp biện ẩn dụ, nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Trong 2 câu thơ:
Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có điều đặc biệt sau:
Tác giả đã dùng những hình ảnh cụ thể, chuyển đổi cảm giác, giàu chất thơ kết hợp với nét độc đáo trong tư duy, cách diễn đạt của người miền núi để nói khung cảnh một gia đình ấm cũng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. Làm cho câu thơ có nhịp điệu, hình ảnh độc đáo.
Câu 3
Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người. |
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
- Tình yêu thương được hiểu là tình cảm gắn bó giữa người với người; hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn những mong muốn, nhu cầu của con người.
=> Ý kiến khẳng định mục đích cuối cùng, cao đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong cuộc đời con người là được sống trong tình yêu thương.
- Vì tình yêu thương gắn kết con người với nhau, làm xoa dịu những tâm hồn tổn thương, có thể tạo nên sức mạnh để vượt qua những giông bão cuộc đời. Được sống trong tình yêu thương, ta sẽ có nguồn năng lượng vô tận để thực hiện những việc lớn nhỏ, vươn tới những đỉnh cao.
- Biểu hiện của tình yêu thương: không chỉ là tình yêu thương giữa những người thân, ruột thịt mà còn là tình đồng chí, đồng bào, tình cảm bạn bè, thầy trò… Những người được sống trong tình yêu thương là những người may mắn hạnh phúc.
Tuy nhiên, cuộc đời vẫn có những người không may mắn, không được hưởng trọn vẹn tình thương. Cũng có những người ích kỉ, trong hận thù…
- Liên hệ bản thân: được sống trong yêu thương, em làm gì để trân trọng tình cảm đó và cũng phải biết trao gửi yêu thương. “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”
Phần II
Câu 1
Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này |
Phương pháp giải:
Đoạn kĩ đoạn trích, chú ý lời văn, cốt truyện, nhân vật
Lời giải chi tiết:
- Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn “Làng” của tác giả Kim Lân
- Hoàn cảnh sáng tác: truyện ngắn được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ 1948.
=> Là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân
Câu 2
Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và xác định các từ, cụm từ
Lời giải chi tiết:
- Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được nhắc lại qua các từ, cụm từ sau: vui, lòng ông lão náo nức hẳn lên. Chao ôi, nhớ làng, nhớ cái làng quá.
- Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy, những kỉ niệm của ông lão với kháng chiến là: những ngày cùng làm việc với anh em, cũng hát hỏng, bong phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…
Câu 3
Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm công dân? |
Phương pháp giải:
Ôn lại kiến thức về kiểu câu trong văn bản
Lời giải chi tiết:
- Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa” thuộc kiểu câu nghi vấn.
- Nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó là một biểu hiện của tình cảm công dân vì:
+ Trước hết phải hiểu tình cảm công dân là những trạng thái thuộc về tâm hồn, là tình yêu quê hương đất nước, có ý thức trách nhiệm với vận mệnh đất nước. Ở câu văn này thể hiện đầy đủ tình cảm công dân của ông Hai
+ Ông lão xa làng rồi mà vẫn luôn hướng về làng quê của mình với những tình cảm sâu nặng, đặc biệt trong hoàn cảnh kháng chiến, luôn nhớ đến những kỉ niệm gắn với cách mạng
+ “Cái chòi gác” là nơi xây dựng để thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Trăn trở về việc cái chòi ấy dựng xong chưa tức là ông lão luôn suy nghĩ, hướng về việc cần làm, nên làm và phải làm trong hoàn cảnh bấy giờ. Đó là việc chống thực dân được đặt lên hàng đầu.
Câu 4
Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và câu thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến. |
Phương pháp giải:
Ôn lại kiến thức về văn bản Làng
Lời giải chi tiết:
* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn quy nạp (có câu chủ đề ở cuối đoạn), khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế)
* Yêu cầu về nội dung:
Đoạn văn đảm bảo các ý chính sau:
- Truyện ngắn kể về câu chuyện của ông Hai. Ông được đặt trong hoàn cảnh phải di cư, dù đi xa nhưng trong ông vẫn có đầy đủ những tình cảm của người con yêu làng, yêu nước và ông chính là hiện thân của người nông dân trong kháng chiến
- Ông khoe làng của mình với một thái độ hồn nhiên, phấn khởi. Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ. Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi.
- Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ
- Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm
- Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh
* Cái tin làng theo giặc lập tề ấy khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội:
- Vì: ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm thiêng liêng
- Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ
=> Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách mạng.
- Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch, đây là một mất mát lớn đối với người dân
- Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc
=> Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. Tin cải chính đã trả lại cho ông niềm tự hào về làng Chợ Dầu và niềm tự tin vào bản thân mình. Hai tình cảm lớn lại hòa nhập làm một trong tâm hồn người nông dân chất phác và trong danh dự này
=> Truyện ngắn Làng đã khắc họa thành công hình ảnh người nông dân trong kháng chiến thông qua hình ảnh ông Hai với lòng yêu nước nồng nàn, ý thức căm thù giặc sâu sắc và một lòng gắn bó trung thành với cách mạngCâu hỏi tự luyện Sử 9
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 9
Đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau
Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Bình
Đề thi vào 10 môn Toán Cần Thơ