Đề bài
PHẦN I (3.0 điểm) Cảm nhận sự vất vả, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ đang nỗ lực, căng minh chống dịch Covid-19, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã sáng tác ca khúc “Bao la những trái tim hồng", lời bài hát như sau:
“Chờ ngày mai nắng lên
Em ngước lên nhìn trời
Gửi về nơi xa xôi
Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời
Nước mắt bao lần rơi
Bao đau thương không nói thành lời
Cầm tay nhau vượt qua đường xa
Mong ngày buồn rồi sẽ chóng qua
Yêu thương sẽ chữa lành vết thương
Mơ ngày mai nắng lên trên khắp quê hương
Cho đàn em thơ vui bước đến trường
Những vòng tay yêu thương sẽ không còn cách xa
Điệp khúc:
Và điều đẹp nhất là có những tấm lòng
Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông
Vì tình yêu nguyện dâng hiến cho cuộc đời
Để thế giới mênh mông, không bao la bằng những trái tim hồng"
(Bao la những trái tim hồng, Nguyễn Phi Hùng - Nguồn https://nhạc vn)
Anh (Chị) đọc kỹ lời bài hát trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh. (0,75 điểm).
Câu 2. Trong câu “Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (0,75 điểm).
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trên. (1,5 điểm).
II, LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Anh (Chị) hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính thần trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống dịch Covid-19.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ:
“Thình linh đèn điện tắt
Phòng buyn - đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chỉ người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Xác định phương thức biểu đạt chỉnh. |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2.
Trong câu “Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? |
Phương pháp: căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Cách giải:
Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: thắp, xua tan.
Câu 3.
Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trên. |
Phương pháp: căn cứ bài Ẩn dụ.
Cách giải:
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
- Tác dụng:
+ Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh niềm mong ước những ngày “bão giông”, những ngày tháng khó khăn phải đối diện với dịch bệnh sẽ qua đi để cuộc sống được trở lại tươi đẹp như trước.
Phần II.
Câu 1.
Anh (Chị) hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính thần trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống dịch Covid-19. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở đoạn:
- Giới thiệu về trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19.
II. Thân đoạn:
1. Giải thích:
Trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. => Khẳng định trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết.
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, chính phủ về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh, ...
- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm người khác.
- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.
+ Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh, trách nhiệm của mỗi cá nhân đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ...
+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.
+ Tham gia ác hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn để đẩy lùi, chống dịch COVID-19.
+ Học sinh, sinh viên các trường đại học đeo khẩu trang, nước rửa tay thường xuyên.
3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:
- Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
- Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.
- Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.
- Phát huy sức mạnh tình yêu thương: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra.
+Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh …
- Thành công trong công việc và cuộc sống
4. Phản đề: Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm, đối xử tệ bạc với nhau....
5. Liên hệ, rút ra bài học: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 rất quan trọng trong cuộc sống..
III. Kết đoạn:
Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19.
- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp.
- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.
Câu 2.
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ: “Thình linh đèn điện tắt Phòng buyn - đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chỉ người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình”. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.
- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa để dùng làm nhan đề cho cả tập thơ: Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
- Ba khổ thơ cuối bài thơ tạo ra tình huống gặp gỡ giữa con người với vầng trăng trong hiện tại, từ đó, ta thấy sự thức tỉnh của con người và nhắc nhở đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
II. Phân tích:
1. Vầng trăng trong hiện tại - tình huống bất ngờ
- Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: “Đèn điện tắt”. Đây là biến cố chân thực, thường thấy trong cuộc sống đô thị. Cái lấp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất, con người bị vây bọc trong căn phòng tối om, ngột ngạt.
Hành động “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương -> bắt gặp vầng trăng -> Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài.
Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
+ “Đột ngột vầng trăng tròn”: Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con người gặp lại vầng trăng.
+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất; trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn ở rất gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ, dửng dưng.
2. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
- Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển - mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đảm tấm.
- Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”, cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.
- Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng, những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm -> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kế như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thần thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”, đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.
- Hình ảnh “trăng cổ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
- Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
III. Kết luận
- Nội dung:
+ Ba khổ cuối bài thơ tạo ra tình huống bất ngờ, cho ta thấy sự thức tỉnh của con người.
+ Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình.
+ Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo li uống nước nhớ nguồn.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA 9 TẬP 2
Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Thuận
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9