Đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum năm 2021

Đề bài

Câu 1. (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

GIÓ KON TUM

(Lê Thánh Văn)

Lạ lùng sao là cái gió KonTum

Chỉ thổi miết suốt bốn mùa chẳng nghỉ

Tôi đi giữa những ngày lang thang ấy

Chợt thấy mình sao giống gió Kon Tum

Ngang tàng sao là cái gió Kon Tum

Thương em quá nên thối trung làn tóc

Gió có biết vì sao em đỏ mặt

Hạt bụi nào theo gió cũng đi hoang

Thật thà sao là cái gió Kon Tum

Trải hết lòng ra giữa trời đất rộng

Lúc hào phóng vặn cong cảnh rợp bóng

Khi đượm buồn thủ thỉ lá xanh non

Dịu dàng sao là cái gió Kon Tum

Thổi đọc Đak Bla nâng tà áo lụa

Bắp trổ cờ hoa, phấn hương mở cửa

Một chút gió khuya mát lạnh tâm hồn

Mai xa rồi nhớ lắm gió Kon Tum

Dẫu biết nơi mình vẫn nhiều gió thổi

Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu

Phải trái tim mình đập nhịp gió Kon Tum!

(Dẫn theo https://thanhnien.vn/van-hoa-nghe-thuat)

a. Xác định 02 phương thức biểu đạt có trong bài thơ.

b. Tác giả bài thơ đã cảm nhận gió Kon Tum với những đặc điểm nào?

c. Em hiểu thế nào về những câu thơ sau?

Mai xa rồi nhớ làm gió Kon Tum

Dẫu biết nơi mình và nhiều gió thổi

Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu

Phải trái tim mình đạp nhịp gió Kon Tum.

d. Mai xa rồi nhớ lắm giỏ Kon Tum là cảm xúc của tác giả Lê Thành, em, giả sử sau này rời xa Kon Tum, em sẽ nhớ nhất điều gì về mảnh đất này? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi người.

Câu 3 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của người đồng mình qua lời nhắn nhủ của người cha với con trong đoạn thơ sau. Từ đó liên hệ đến vẻ đẹp tâm hồn của người Kon Tum hôm nay trong cảm nhận của em.

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc.

 

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

Lời giải chi tiết

 

Câu 1.

a. Xác định 02 phương thức biểu đạt có trong bài thơ.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Hai phương thức biểu đạt có trong bài thơ: Biểu cảm, miêu tả.

b. Tác giả bài thơ đã cảm nhận gió Kon Tum với những đặc điểm nào?

Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu.

Cách giải:

Tác giả đã cảm nhận gió Kom Tum với những đặc điểm: Lạ lùng, ngang tàng, thật thà, dịu dàng.

c. Em hiểu thế nào về những câu thơ sau?

Mai xa rồi nhớ làm gió Kon Tum

Dẫu biết nơi mình và nhiều gió thổi

Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu

Phải trái tim mình đạp nhịp gió Kon Tum.

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, lý giải.

Gợi ý:

- Đoạn thơ nói lên tình cảm của tác giả đối với quê hương mình.

 - Gió Kom Tum mang đặc trưng của mảnh đất này, dẫu cho mọi nơi đều có gió thổi nhưng sẽ không có cơn gió nào mang mùi vị của quê hương Kom Tum. Vì thế khi đi xa thứ mà tác giả nhớ chính là hương vị, đặc trưng quê nhà.

d. Mai xa rồi nhớ lắm giỏ Kon Tum là cảm xúc của tác giả Lê Thành, em, giả sử sau này rời xa Kon Tum, em sẽ nhớ nhất điều gì về mảnh đất này? Vì sao?

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình.

Gợi ý:

- Nhớ về thiên nhiên Kom Tum.

- Nhớ về con người Kom Tum.

...

Câu 2.

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi người.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của tình cảm quê hương, đất nước. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người mang ý nghĩa: quê hương - nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại những kỉ niệm của ta, cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.

b. Phân tích

- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

- Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. - Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

 

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân - Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, ...

e. Phản biện

- Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác, ... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 3.

Phân tích vẻ đẹp của người đồng mình qua lời nhắn nhủ của người cha với con trong đoạn thơ sau. Từ đó liên hệ đến vẻ đẹp tâm hồn của người Kon Tum hôm nay trong cảm nhận của em.

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc.

 

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Y Phương và tác phẩm "Nói với con".

- Giới thiệu về nội dung, vị trí đoạn thơ và hình ảnh người Kon Tum.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp của người đồng mình - Những phẩm chất cao quý của người đồng minh: “Người đồng minh thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”

+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.

+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gọi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.

* Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.

- Vẻ đẹp truyền thống của người miền cao: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Con quê hương thì làm phong tục

+ Hình ảnh “người đồng minh”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn.

 

+ Công lao vĩ đại của người đồng minh: “đục đá kê cao quê hương”

– xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.

* Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.

- Những truyền thống của người đồng minh:

+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.

+ Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “khống chế” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.

+ So sánh “như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghênh của cuộc đời.

+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. * Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng minh và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:

+ “Thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà còn có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.

+ Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng minh. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

* Thể hiện tình yêu quê hương nồng thắm, tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Từng lời dặn dò, khuyên nhủ để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.

b, Liên hệ vẻ đẹp tâm hồn của người Kon Tum hiện nay.

- Điều kiện sống đã được cải thiện tốt hơn trước, bối cảnh xã hội thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống giản dị, chất phác.

- Sống ân nghĩa thủy chung, làm giàu đẹp quê hương đất nước

- Chăm chỉ siêng năng, không ngại khó ngại khổ

- Yêu thiên nhiên, sống chan hòa với vạn vật

* Bối cảnh xã hội thay đổi nhiều, đời sống người dân Kon Tum đã có những chuyển biến nhưng con người nơi đây vẫn giữ được những vẻ đẹp truyền thống, không ngừng cố gắng làm giàu đẹp cho quê hương.

3. Kết bài

- Khái quát lại những đặc sắc nội dung, nghệ thuật và tài năng của nhà thơ Y Phương trong đoạn thơ cuối nói riêng, trong cả bài thơ nói chung.

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về người đồng minh và người dân Kon Tum.

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved