Đề bài
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng
1. Để đặt cơ sở cho việc thôn tính Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây đã
A. Đòi chính quyền Mãn Thanh phải "mở cửa", đòi tự do buôn bán thuốc phiện
B. Đòi tự do đi lại, buôn bán ở Trung Quốc
C. Đòi được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc
D. Đòi được truyền bá đạo Thiên Chúa
2. Hiệp ước Nam Kinh đã
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc
B. Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc.
C. Đánh dấu mốc mở đầu của quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
D. Biến Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
3. Phong trào nông dân Thái bình Thiên Quốc diễn ra
A. Từ tháng 1-1851 đến tháng 7-1864
B. Từ tháng 2-1864 đến tháng 2-1871
C. Từ tháng 3-1870 đến tháng 4-1875
D. Từ tháng 1-1864 đến tháng 9-1898
4. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc là
A. Trần Thắng
B. Ngô Quảng
C. Hồng Tú Toàn
D. Chu Nguyên Chương
5. Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là
A. Xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh)
B. Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng
C. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến
D. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước
6. Cuộc vận động Duy Tân năm 1898 ở Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ai
A. Hồng Tú Toàn
B. Từ Hi Thái hậu
C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
D. Tôn Trung Sơn
7. Mục đích chính của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc là:
A. Khẳng định vai trò quan lại, sĩ phu tiến bộ
B. Đưa Trung Quốc phát triển thành một cường quốc ở Châu Á
C. Thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân
D. Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé
8. Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là
A. Công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
B. Nông dân, trí thức tư sản,địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông
D. Công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
9. Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là:
A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo
B. Thành lập Trung Hoa Dân quốc
C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân
D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí
10. Cách mạng Tân Hợi (1911) đã
A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn.
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điếu kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc.
C. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
D. Lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp: Xem lại mục
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
Lời giải: Để xâm chiếm Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Anh, tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện - món hàng mang lại lợi nhuận lớn cho giới tư bản.
Chọn A
Câu 2
Phương pháp: Xem lại mục
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
Lời giải: Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh như: bồi thường chiến phí, nhượng lại Hồng Công và mở cửa 5 cửa biển cho tàu Anh được ra vào buôn bán. Đây là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Chọn C
Câu 3
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lời giải: Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ngày 1-1-1851, tại Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác. Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (từ 1851-1864).
Chọn A
Câu 4
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lời giải: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là Hồng Tú Toàn.
Chọn C
Câu 5
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lời giải: Nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền Trung ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ… được đề ra.
Chọn A
Câu 6
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lời giải: Lãnh đạo: hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, với sự đồng tình và ủng hộ của vua Quang Tự.
Chọn C
Câu 7
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lời giải: Mục đích chính của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc là: Đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các nước đế quốc xâu xé
Chọn D
Câu 8
Phương pháp: Xem lại
mục 3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
Lời giải: Thành phần: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông.
Chọn C
Câu 9
Phương pháp: Xem lại mục
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
Lời giải: Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu là Chính phủ lâm thời
Chọn B
Câu 10
Phương pháp: Xem lại mục
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
Lời giải:
- Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Chọn C
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Sinh 11
Chủ đề 1. Xây dựng và phát triển nhà trường
Chương 6: Hợp chất carbonyl - Carboxylic acid
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
C
SGK Lịch sử Lớp 11
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11