Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)
Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 -1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -1975)
Đề bài
1. Điều gì không tác động đến tình hình cách mạng nước ta trong những năm 1936 - 1939?
A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít trên phạm vi thế giới.
B. Những nghị quyết mà Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã thông qua.
C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt thắng cử, lên cầm quyền ở Pháp.
D. Hội nghị tại Muy-ních (Đức, năm 1938).
2. Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thị trường Đông Dương kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 nhằm mục đích
A. bù đắp sự thiếu hụt về kinh tế cho chính quốc.
B. sẵn sàng chuẩn bị những điều kiện cho cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ.
C. phát huy thế mạnh về nông nghiệp để cung cấp lương thực cho chính quốc.
D. phát triển các ngành như điện, nước, cơ khí,… để phục vụ quá trình khai thác lâu dài.
3. Chính sách của thực dân Pháp đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình nước ta?
A. Kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi và phát triển.
B. Đa số công nhân có việc làm, mặc dù mức lương còn thấp hơn thời kì trước khủng hoảng.
C. Nông dân có đủ ruộng cày, mặc dù tô thuế còn cao.
D. Đời sống của giới công chức được cải thiện, tư sản dân tộc có điều kiện để làm giàu.
4. Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng ta xác định là
A. thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và phong kiến.
B. chống chủ nghĩa phát xít, chống đế quốc Pháp xâm lược.
C. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
D. chống đế quốc Pháp và tay sai phản động, đòi tự do, dân chủ.
5. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương để
A. tập hợp đông đảo mọi lực lượng trong xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
B. cô lập, phân hóa kẻ thù chính của cách mạng là chủ nghĩa phát xít, phản động thuộc địa và tay sai.
C. chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù đối với khối đoàn kết các dân tộc Đông Dương.
D. khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
6. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
A. đấu tranh chính trị
B. đấu tranh vũ trang
C. đấu tranh vũ trang là chủ yếu kết hợp với đấu tranh chính trị.
D. đấu tranh nghị trường.
7. Năm 1937, lợi dụng sự kiện phái viên của chính phủ Pháp - Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, Đảng có chủ trương
A. tổ chức quần chúng “đón, rước”, nhưng thực chất là biểu dương lực lượng.
B. phát động nhân dân khởi nghĩa, đánh đòn phủ đầu.
C. đẩy mạnh đấu tranh nghị trường.
D. biểu thị sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam với Chính phủ Pháp.
8. Nổi bật trong phong trào dân chủ những năm 1936 - 1939 là
A. phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
B. cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
C. cuộc đấu tranh nghị trường.
D. những cuộc mít tinh “đón rước” Toàn quyền Đông Dương mới.
9. Để tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936), Đảng ta đã làm gì?
A. Tổ chức vận động thu thập ý kiến, nguyện vọng của dân.
B. Tổ chức nhân dân đấu tranh chống lại lệnh giải tán các Ủy ban hành động của dân do Toàn quyền Đông Dương mới ban hành.
C. Đẩy mạnh đấu tranh báo chí, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng.
D. Vận động người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương tham gia ứng cử.
10. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 -1939 là
A. chính quyền thực dân phải nhượng bộ quần chúng nhân dân một số yêu sách cụ thể về dân chủ, dân sinh.
B. quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
C. uy tín của Mặt trận Dân chủ Đông Dương được tăng lên.
D. đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành.
11. Nói: Phong trào dân chủ (1936 - 1939) là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám vì
A. đây là cuộc tập dượt các hình thức đấu tranh cho quần chúng nhân dân.
B. qua phong trào, Đảng đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
C. phong trào đã giúp Đảng nhận ra được những hạn chế của mình.
D. đây là thời kì triển khai các chủ trương và hoạt động cách mạng qua thực tiễn đấu tranh.
Lời giải chi tiết
Câu 1
Phương pháp: Xem lại mục 1
. Tình hình thế giới và trong nước
Lời giải: Hội nghị tại Muy-ních (Đức, năm 1938) không tác động đến tình hình cách mạng nước ta trong những năm 1936 - 1939.
Chọn D
Câu 2
Phương pháp: Xem lại mục 1
. Tình hình thế giới và trong nước
Lời giải: Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thị trường Đông Dương kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt về kinh tế cho chính quốc.
Chọn A.
Câu 3
Phương pháp: Xem lại mục 1
. Tình hình thế giới và trong nước
Lời giải: Chính sách của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi và phát triển.
Chọn A
Câu 4
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Lời giải: Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng ta xác định là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Chọn C
Câu 5
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Lời giải: Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương để tập hợp đông đảo mọi lực lượng trong xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
Chọn A.
Câu 6
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Lời giải: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là đấu tranh chính trị.
Chọn A.
Câu 7
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Lời giải: Năm 1937, lợi dụng sự kiện phái viên của chính phủ Pháp - Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, Đảng có chủ trương tổ chức quần chúng “đón, rước”, nhưng thực chất là biểu dương lực lượng.
Chọn A
Câu 8
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Lời giải: Nổi bật trong phong trào dân chủ những năm 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
Chọn A.
Câu 9
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Lời giải: Để tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936), Đảng ta đã vận động người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương tham gia ứng cử.
Chọn D
Câu 10
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Lời giải: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 -1939 là quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
Chọn B.
Câu 11
Phương pháp: Xem lại
mục 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Lời giải: Nói: Phong trào dân chủ (1936 - 1939) là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám vì qua phong trào, Đảng đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Chọn B.
CHƯƠNG 9. QUẦN XÃ SINH VẬT
Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 – Hóa học 12
Tải 5 đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 – Hóa học 12
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI