1. Nội dung câu hỏi
Một hộp chứa 40 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 40. Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời hai thẻ từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:
a) “Tổng các số ghi trên 2 thẻ lấy ra nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 76”;
b) “Tích các số ghi trên 2 thẻ lấy ra chia hết cho 10”.
2. Phương pháp giải
a) Sử dụng kiến thức về quy tắc cộng hai biến cố xung khắc: Cho hai biến cố xung khắc A và B. Khi đó, \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\).
b) Sử dụng kiến thức về quy tắc cộng cho hai biến cố bất kì: Cho hai biến cố A và B. Khi đó, \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right)\).
3. Lời giải chi tiết
Không gian mẫu là: “Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời hai thẻ từ hộp có 40 tấm thẻ”
Số phần tử của không gian mẫu là: \(C_{40}^2\)
a) Gọi A là biến cố: “Tổng các số ghi trên 2 thẻ lấy ra nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 76”, B là biến cố “Tổng các số ghi trên 2 thẻ lấy ra nhỏ hơn 4”, C là biến cố: “Tổng các số ghi trên 2 thẻ lấy ra lớn hơn 76”. Khi đó, \(A = B \cup C\)
Vì có hai tấm thẻ 1 và 2 có tổng nhỏ hơn 4 nên số kết quả thuận lợi của biến cố B là 1.
Xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{1}{{C_{40}^2}}\)
Số kết quả thuận lợi của biến cố C là: (38; 39), (38; 40), (39; 40), (37; 40).
Xác suất của biến cố C là: \(P\left( C \right) = \frac{4}{{C_{40}^2}}\)
Vì B và C là hai biến cố xung khắc nên
\(P\left( A \right) = P\left( {B \cup C} \right) = P\left( B \right) + P\left( C \right) = \frac{1}{{C_{40}^2}} + \frac{4}{{C_{40}^2}} = \frac{1}{{156}}\)
b) Gọi E là biến cố: “Tích các số ghi trên hai thẻ lấy ra chia hết cho 10”
Gọi F là biến cố: “Tích các số ghi trên hai thẻ lấy ra không chia hết cho 5”
Gọi G là biến cố: “Tích các số ghi trên hai thẻ lấy ra không chia hết cho 2”
Khi đó E là biến cố đối của biến cố \(F \cup G\)
Từ 1 đến 40 có 32 số không chia hết cho 5 nên số các kết quả thuận lợi của biến cố F là:\(n\left( F \right) = C_{32}^2\)
Xác suất của biến cố F là: \(P\left( F \right) = \frac{{C_{32}^2}}{{C_{40}^2}} = \frac{{124}}{{195}}\)
Từ 1 đến 40 có 20 số không chia hết cho 2 nên số các kết quả thuận lợi của biến cố G là \(n\left( G \right) = C_{20}^2\)
Xác suất của biến cố G là: \(P\left( G \right) = \frac{{C_{20}^2}}{{C_{40}^2}} = \frac{{19}}{{78}}\)
Từ 1 đến 40 có 4 có 16 số không chia hết cho 2 và 5. Do đó, xác suất của biến cố FG là: \(n\left( {FG} \right) = \frac{{C_{16}^2}}{{C_{40}^2}} = \frac{2}{{13}}\)
Ta có: \(P\left( {F \cup G} \right) = P\left( F \right) + P\left( G \right) - P\left( {FG} \right) \) \(= \frac{{124}}{{195}} + \frac{{19}}{{78}} - \frac{2}{{13}} = \frac{{283}}{{390}}\)
Vậy xác suất của biến cố E là: \(P\left( E \right) = 1 - P\left( {F \cup G} \right) = 1 - \frac{{283}}{{390}} = \frac{{107}}{{390}}\).
Grammar Builder and Reference
Unit 8: Cties
Grammar Banksection
Phần hai. Địa lí khu vực và quốc gia
Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11