Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Cho hàm số \(y = a{x^2}\)
LG a
LG a
Xác định hệ số \(a\) biết rằng đồ thị của nó cắt đường thẳng \(y = - 2x + 3\) tại điểm \(A\) có hoành độ bằng \(1.\)
Phương pháp giải:
+) Thay tọa độ điểm mà đồ thị đi qua vào hàm số, từ đó ta tìm được hệ số.
Lời giải chi tiết:
Điểm \(A\) thuộc đồ thị hàm số \(y = - 2x + 3\) nên tọa độ của \(A\) nghiệm đúng phương trình đường thẳng: \(y = - 2x + 3\)
Suy ra \(y = - 2.1 + 3 = 1\) điểm \(A (1; 1)\)
Điểm \(A (1; 1)\) thuộc đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) nên tọa độ của điểm \(A\) thỏa mãn hàm số \(y = a{x^2}\)
Nên ta có: \(1 = a{.1^2} \Leftrightarrow a = 1\)
Hàm số đã cho: \(y = {x^2}\)
LG b
LG b
Vẽ đồ thị của hàm số \(y = - 2x + 3\) và của hàm số \(y = a{x^2}\) với giá trị của \(a\) vừa tìm được trong câu \(a\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
Phương pháp giải:
+) Để vẽ đồ thị hàm số: ta lấy một số điểm đồ thị hàm số đi qua rồi từ đó vẽ đồ thị.
Lời giải chi tiết:
Vẽ đồ thị hàm số: \(y = {x^2}\)
\(x\) | \(-3\) | \(-2\) | \(-1\) | \(0\) | \(1\) | \(2\) | \(3\) |
\(y = {x^2}\) | \(9\) | \(4\) | \(1\) | \(0\) | \(1\) | \(4\) | \(9\) |
Vẽ đồ thị \(y = - 2x + 3\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 3\) suy ra \(B (0; 3)\)
Cho \(x = 1 \Rightarrow y = 1\) suy ra \(A (1; 1)\)
Khi đó, đồ thị hàm số \(y = - 2x + 3\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A,B\)
Vẽ hình:
LG c
LG c
Nhờ đồ thị xác định tọa độ của giao điểm thứ hai của hai đồ thị vừa vẽ trong câu \(b.\)
Phương pháp giải:
Quan sát đồ thị hàm số rồi kết luận
Lời giải chi tiết:
Giao điểm thứ hai \(A’\) của đường thẳng và parabol có hoành độ \(x = -3;\) tung độ \(y = 9\) suy ra \(A’ (-3; 9)\)
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Phước
Bài 11
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 5 - Sinh 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 5 - Hóa học 9