Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh AB, điểm E thuộc cạnh AC. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm của DE, DC, BC, BE. Chứng minh rằng bốn điểm M, N, P, Q thuộc cùng một đường tròn.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Để chứng minh một điểm thuộc một đường tròn cố định thì ta chứng minh điểm đó cách một điểm cố định một khoảng không đổi.
Lời giải chi tiết
* Xét tam giác \(DEC\) có
\(M\) là trung điểm \(DE\)
\(N\) là trung điểm \(DC\)
Suy ra, \(MN\) là đường trung bình của tam giác \(DEC\), hay \(MN//EC\) (*) và \(MN = \dfrac{1}{2}EC\) (1)
* Xét tam giác \(BEC\) có
\(Q\) là trung điểm \(BE\)
\(P\) là trung điểm \(BC\)
Suy ra, \(PQ\) là đường trung bình của tam giác \(BEC\), hay \(PQ//EC\) và \(PQ = \dfrac{1}{2}EC\) (2).
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác \(MNPQ\) là hình bình hành.
* Xét tam giác \(DEB\) có
\(Q\) là trung điểm \(BE\)
\(M\) là trung điểm \(DE\)
Suy ra, \(QM\) là đường trung bình của tam giác \(BED\), hay \(MQ//DB\) (3).
Mà \(AB \bot AC\) (4)
Từ (1), (3) và (4) suy ra \(MN \bot MQ\) (5)
Tứ giác \(MNPQ\) là hình bình hành mà có một góc vuông suy ra \(MNPQ\) là hình chữ nhật.
Gọi \(I\) là giao điểm của hai đường chéo \(MP\) và \(QN\)
Suy ra \(IM=IN=IP=IQ\) (tính chất hình chữ nhật)
Nên các điểm \(M, N, P, Q\) đều cách đều \(I\) một khoảng cố định, suy ra \(M, N, P, Q\) cùng thuộc một đường tròn.
Bài 15. Thương mại và du lịch
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Tĩnh
Văn thuyết minh
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Lăk