Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề bài
Vẽ hai đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right):x + y = 2\) và \(\left( {{d_2}} \right):2x + 3y = 0\)
Hỏi đường thẳng \(\left( {{d_3}} \right):3x + 2y = 10\) có đi qua giao điểm của \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) hay không?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Vẽ đường thẳng có phương trình \(ax+by=c,\ (a,b \ne 0)\):
Ta có \(ax+by=c \Leftrightarrow y=-\dfrac{a}{b}x+\dfrac{c}{b}\).
+) Cho \(x=0 \Rightarrow y=\dfrac{c}{b}\) ta được \(A{\left(0; \dfrac{c}{b}\right)}\)
+) Cho \(y=0 \Rightarrow x=\dfrac{c}{a} \) ta được \(B{\left( \dfrac{c}{a}; 0 \right)} \)
Đường thẳng đã cho là đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\ B\).
- Hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \(y=ax+b\) và \(y=a'x+b'\) là nghiệm của phương trình: \(ax+b=a'x+b'\).
Giải phương trình trên ta tìm được \(x\). Thay giá trị của \(x\) vào phương trình \(y=ax+b\) hoặc \(y=a'x+b'\), ta tìm được tung độ giao điểm.
- Đường thẳng \(ax+by=c\) đi qua điểm \(M(x_0;y_0)\) \( \Leftrightarrow ax_0+by_0=c\).
Lời giải chi tiết
- Vẽ đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right):x + y = 2\)
Ta có \(\left( {{d_1}} \right):x + y = 2 \Leftrightarrow y= -x+2\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 2\) ta được \(A(0; 2)\)
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 2\) ta được \(B (2; 0)\)
Đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A, \ B\).
- Vẽ đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right):2x + 3y = 0\)
Ta có \(\left( {{d_2}} \right):2x + 3y = 0 \Leftrightarrow y = \displaystyle - {2 \over 3}x\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 0\) ta được \(O(0; 0)\)
Cho \(x = 3 \Rightarrow y = - 2\) ta được \(C(3; -2)\)
Đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O, \ C\).
- Hoành độ giao điểm \(M\) của hai đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) là nghiệm của phương trình:
\(-x+2= \displaystyle - {2 \over 3}x \Leftrightarrow \displaystyle {1 \over 3}x = 2 \\ \Leftrightarrow x = 6\)
Suy ra tung độ giao điểm \(M\) là \( y = -6+2=-4\)
Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\) là \( M(6;-4).\)
Thay \(x=6;y=-4\) vào phương trình đường thẳng \(\left( {{d_3}} \right)\) ta được:
\(3.6 + 2.\left( { - 4} \right) =10 \Leftrightarrow 18 - 8 = 10 \\ \Leftrightarrow 10=10 \ \text{(luôn đúng)}.\)
Vậy đường thẳng \(\left( {{d_3}} \right):3x + 2y = 10\) đi qua giao điểm của \(\left( {{d_1}} \right)\) và \(\left( {{d_2}} \right)\).
Đề thi vào 10 môn Toán Khánh Hòa
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bài 21
Bài 32