Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho đường tròn \((O; R)\) và điểm \(M\) nằm bên trong đường tròn.
a) Hãy nêu cách dựng dây \(AB\) nhận \(M\) làm trung điểm.
b) Tính độ dài \(AB\) ở câu a) biết rằng \(R = 5cm\); \(OM = 1,4cm\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựng hình:
+ Dựng đoạn \(OM\), từ \(M\) dựng đường vuông góc với \(OM\)
Chứng minh:
+ Sử dụng: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy để chứng minh.
Lời giải chi tiết
a) * Cách dựng
− Dựng đoạn \(OM.\)
− Qua \(M\) dựng đường thẳng vuông góc với \(OM\) cắt \((O)\) tại \(A\) và \(B.\)
Nối \(A\) và \(B\) ta được dây cần dựng.
* Chứng minh
Xét (O) có \(OM ⊥ AB\) mà \(OM\) là 1 phần đường kính và AB là dây của đường tròn \(⟹MA = MB=\dfrac{AB}2.\)
b) Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông OMB, ta có:
\(O{B^2} = O{M^2} + M{B^2}\)
Suy ra:
\(M{B^2} = O{B^2} - O{M^2}\)\( = {5^2} - 1,{4^2} = 25 - 1,96 = 23,04\)
\(MB = 4,8\)(cm)
Vậy \(AB = 2.MB = 2.4,8 = 9,6 (cm).\)
Bài 4
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Thuận
Đề thi vào 10 môn Văn Thừa Thiên - Huế
Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 1 - Sinh 9
Unit 3: A Trip To The Countryside - Một chuyến về quê