Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
So sánh
a) \(3\sqrt 3 \) và \(\sqrt {12} \) b) 7 và \(3\sqrt 5 \)
c) \(\dfrac{1}{3}\sqrt {51} \) và \(\dfrac{1}{5}\sqrt {150} \)
d) \(\dfrac{1}{2}\sqrt 6 \) và \(6\sqrt {\dfrac{1}{2}} \)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Đưa thừa số ra ngoài dấu căn và vận dụng kiến thức: Nếu \(0 < A < B\) thì \(A\sqrt C < B\sqrt C \) với \(C > 0\) .
- Đưa thừa số vào trong dấu căn rồi so sánh các số trong dấu căn: Nếu \(0 < A < B\) thì \(\sqrt A < \sqrt B \) .
Lời giải chi tiết
a) Biến đổi \(3\sqrt 3 = \sqrt {{3^2}.3} = \sqrt {27} \)
Vì \(27 > 12\) nên \(\sqrt {27} > \sqrt {12} \)
Vậy \(3\sqrt 3 > \sqrt {12} \).
b) Biến đổi \(3\sqrt 5 = \sqrt {{3^2}.5} = \sqrt {45} \)
Do \(7 = \sqrt {49} \) mà \(\sqrt {49} > \sqrt {45} \) (do \(49 > 45\) ) nên \(7 > 3\sqrt 5 \).
c) Biến đổi \(\dfrac{1}{3}\sqrt {51} = \sqrt {\dfrac{1}{9} \cdot 51} = \sqrt {\dfrac{{17}}{3}} \) và \(\dfrac{1}{5}\sqrt {150} = \sqrt {\dfrac{1}{{25}} \cdot 150} = \sqrt 6 \)
Ta có \(\dfrac{{17}}{3} < 6\) (vì \(\dfrac{{18}}{3} = 6\) ).
Vậy \(\dfrac{1}{3}\sqrt {51} < \dfrac{1}{5}\sqrt {150} \).
d) Biến đổi
\(\dfrac{1}{2}\sqrt 6 = \sqrt {\dfrac{1}{4} \cdot 6} = \sqrt {\dfrac{3}{2}} \)
\(6\sqrt {\dfrac{1}{2}} = \sqrt {36 \cdot \dfrac{1}{2}} = \sqrt {18} \)
Ta có : \(\dfrac{3}{2} < 18\) nên \(\sqrt {\dfrac{3}{2}} < \sqrt {18} \)
Vậy \(\dfrac{1}{2}\sqrt 6 < 6\sqrt {\dfrac{1}{2}} \)
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ
Unit 9: Natural Disasters - Thiên tai
CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT
Đề thi vào 10 môn Toán Cà Mau
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG