Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Tìm số x không âm, biết:
a) \(\sqrt x = 15\) b) \(2\sqrt x = 14\)
c) \(\sqrt x < \sqrt 2 \) d) \(\sqrt {2x} < 4\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Bình phương hai vế rồi giải bài toán tìm x.
- Ta sử dụng các cách làm sau:
\(\sqrt A = B\left( {B \ge 0} \right) \Leftrightarrow A = {B^2}\)
\(\sqrt A < B\left( {B \ge 0} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A \ge 0\\A < {B^2}\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết
a) Bài ra cho x không âm mà \(\sqrt x = 15\) nên theo định nghĩa căn bậc hai số học, ta có \({15^2} = x\).
Vậy \(x = 225\) .
b) Bài ra cho x không âm mà \(2\sqrt x = 14\) , nghĩa là \(\sqrt x = 7\) nên theo định nghĩa căn bậc hai số học, từ \(\sqrt x = 7\) ta có \({7^2} = x\).
Suy ra \(x = 49\) .
c) Bài ra cho x không âm nên theo định nghĩa so sánh căn bậc hai số học, ta có : \(\sqrt x < \sqrt 2 \Leftrightarrow x < 2\)
Vậy x phải tìm là \(0\) hoặc \(1\) .
d) Bài ra cho x không âm nên \(2x > 0\) . Ta có :
\(\sqrt {2x} < 4\) \( \Leftrightarrow 2x < {4^2} \Leftrightarrow 2x < 16 \Leftrightarrow x < 8\)
Vì x là số không âm nên giá trị của x cần tìm là \(S = \left\{ {\left. x \right|0 < x < 8} \right\}\)
Chú ý khi giải:
Sử dụng thích hợp định nghĩa căn bậc hai số học và định lí so sánh căn bậc hai số học để quy về bài toán không liên quan trực tiếp đến căn bậc hai.
Nghị luận xã hội
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ
Đề thi vào 10 môn Toán Tiền Giang
Đề thi, đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 9