Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho hình như hình bên \((PQ = PR;\) \(QY\) và \(RX\) là các tia phân giác\().\) Khi đó, \(PYKX\) là:
\((A)\) hình thang và không phải là hình bình hành.
\((B)\) hình bình hành và không phải hình thoi.
\((C)\) hình thoi và không phải hình chữ nhật.
\((D)\) hình chữ nhật.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta sử dụng kiến thức:
+) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
+) Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
+) Hình chữ nhật là tứ giác có \(4\) góc vuông.
Lời giải chi tiết
Ta có: \(PQ=PR\) (gt) nên tam giác \(PQR\) cân tại P
Suy ra \( \widehat{PQR}=\widehat{PRQ}\)
Mà \(QY,RX\) lần lượt là tia phân giác của các góc \( \widehat{PQR},\widehat{PRQ}\)
Nên \( \widehat{PQY}=\widehat{YQR}\)\(= \widehat{QRX}=\widehat{XRP}\)
Suy ra các cung \(PX,PY,QX,RY\) bằng nhau (các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau)
Suy ra \( \widehat{PRX}=\widehat{RPY}\) (hai góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau)
Mà hai góc ở vị trí so le trong nên \(XR//PY\)
Lại có \( \widehat{PQY}=\widehat{XPQ}\) (hai góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau)
Mà hai góc ở vị trí so le trong nên \(PX//QY\)
Suy ra tứ giác \(PXKY\) là hình bình hành.
Mà \(PX=PY\) (do cung PX bằng cung PY) nên \(PXKY\) là hình thoi.
Mặt khác: \(\widehat{PXR}\ne 90^\circ\) (vì \(PQ\) không phải đường kính)
Do đó: tứ giác \(PXKY\) là hình thoi nhưng không phải hình chữ nhật.
Vậy chọn \((C)\) hình thoi và không phải hình chữ nhật.
Bài 4: Bảo vệ hoà bình
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Đề cương ôn tập học kì 2
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Phước