1. Nội dung câu hỏi
Gieo hai xúc xắc I và II cân đối, đồng chất một cách độc lập. Xét các biến cố \(A,B\) sau đây:
\(A\): "Có ít nhất một xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm".
\(B\): "Tổng số chấm xuất hiện trên mặt của hai xúc xắc bằng 7 ".
a) Tính \(P\left( A \right),P\left( B \right)\).
b) Hai biến cố \(A\) và \(B\) có độc lập hay không?
2. Phương pháp giải
\(n\left( \Omega \right) = 6.6 = 36\)
a) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho \(B\) \( \Rightarrow n\left( B \right) \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
Tìm kết quả thuận lợi cho \(A\) \( \Rightarrow n\left( A \right) \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
b) Xét biến cố \(AB\): "Tổng số chấm xuất hiện trên mặt của hai xúc xắc bằng 7, trong đó có ít nhất một xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm."
Liệt kê các kết quả thuận lợi cho\(AB\)
Từ đó suy ra \(P\left( {AB} \right)\).
Kiểm tra nếu \(P\left( {AB} \right) \ne P\left( A \right)P\left( B \right)\) suy ra \(A,B\) không độc lập.
Kiểm tra nếu \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right)P\left( B \right)\) suy ra \(A,B\) độc lập.
3. Lời giải chi tiết
\(n\left( \Omega \right) = 6.6 = 36\)
a) Các kết quả thuận lợi cho \(B\) là: \(\left( {1,6} \right);\left( {2,5} \right);\left( {3,4} \right);\left( {4,3} \right);\left( {5,2} \right);\left( {6,1} \right)\).
Vậy \(P\left( B \right) = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\).
Các kết quả thuận lợi cho \(A\) là\(\left( {1,6} \right);\left( {2,6} \right);\left( {3,6} \right);\left( {4,6} \right);\left( {5,6} \right);\left( {6,6} \right);\left( {6;1} \right);\left( {6;2} \right);\left( {6;3} \right);\left( {6;4} \right);\left( {6;5} \right)\).
\(n\left( A \right) = 11 \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{11}}{{36}}\).
b) Xét biến cố \(AB\): "Tổng số chấm xuất hiện trên mặt của hai xúc xắc bằng 7, trong đó có ít nhất một xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm."
Các kết quả thuận lợi cho \(AB\) là \(\left( {1,6} \right);\left( {6,1} \right)\).
Do đó: \(P\left( {AB} \right) = \frac{2}{{36}} = \frac{1}{{18}}\).
Lại có \(P\left( A \right) \cdot P\left( B \right) = \frac{{11}}{{36}} \cdot \frac{1}{6} = \frac{{11}}{{216}}\).
Suy ra \(P\left( {AB} \right) \ne P\left( A \right)P\left( B \right)\). Vậy \(A,B\) không độc lập.
Unit 5: Vietnam and ASEAN
CHƯƠNG I - ĐIỆN TÍCH ĐIỆN TRƯỜNG
Unit 9: Life Now and in the Past
Unit 10: Cities of the Future
Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11