Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
a) Vẽ tam giác đều \(ABC\) cạnh \(a = 3cm\)
b) Vẽ tiếp đường tròn \((O ; R)\) ngoại tiếp tam giác đều \(ABC\). Tính \(R\)
c) Vẽ tiếp đường tròn \((O ; r)\) nội tiếp tam giác đều \(ABC\). Tính \(r\)
d) Vẽ tiếp tam giác đều \(IJK\) ngoại tiếp đường tròn \((O ; R)\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng: Tâm tam giác đều vừa là tâm đường tròn ngoại tiếp và vừa là tâm đường tròn nội tiếp.
Tính bán kính dựa vào định lý Pytago và tính chất trọng tâm tam giác.
Lời giải chi tiết
a) Vẽ tam giác đều \(ABC\), cạnh \(a = 3cm\) bằng thước và compa.
b) Vẽ đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) ngoại tiếp \(\Delta ABC\) :
- Gọi \(O\) là giao điểm của ba đường trung trực \(AA',BB',CC'\) của tam giác đều\(ABC\) nên \(O\) là tâm của đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC.\)
- Vẽ đường tròn tâm \(\left( {O;R} \right)\) tâm \(O\) bán kính \(R = OA\), ta được đường tròn ngoại tiếp tam giác đều \(ABC\) vì nó đi qua ba đỉnh của tam giác đều \(ABC.\)
Ta có \(AA'\) là đường cao của tam giác đều \(ABC\) cạnh \(a\) ,
\( \Rightarrow AA' = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2};R = OA = \dfrac{2}{3}A\,A'\)\( = \dfrac{a}{{\sqrt 3 }}.\)
Vậy bán kính của đường tròn ngoại tiếp \(R = \dfrac{a}{{\sqrt 3 }}.\)
c) Vẽ đường tròn \(\left( {O;r} \right)\) nội tiếp:
Tại tâm \(O\) vẽ bán kính \(r = OA'\) . Ta được đường tròn nội tiếp tam giác \(ABC\) vì \(\left( {O;r} \right)\) tiếp xúc với \(AB;BC;AC\) theo thứ tự tại \(C',A',B'.\)
Mà \(OA' = \dfrac{1}{3}.AA' = \dfrac{a}{{2\sqrt 3 }}cm\)
Vậy \(r = \dfrac{a}{{2\sqrt 3 }}.\)
d) Vẽ tiếp tam giác đều \(I\,JK\) ngoại tiếp đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) :
Vẽ ba tiếp tuyến với đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) tại \(A,B,C\). Giao điểm của chúng là \(I;J;K.\)Ta được tam giác đều \(IJK\)ngoại tiếp đường tròn \(\left( {O;R} \right)\). \(IJK\) là tam giác đều có các góc bằng \(60^\circ .\)
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 2 - Sinh 9
Chương 3. Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 9
Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ