Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho tam giác đều \(ABC\), \(O\) là trung điểm của \(BC\). Trên các cạnh \(AB, AC\) lần lượt lấy các điểm di động \(D\) và \(E\) sao cho \(\widehat {DOE} = 60^\circ .\)
a/ Chứng minh tích \(BD.CE\) không đổi.
b/ Chứng minh \(\Delta BOD \backsim \Delta OED.\) Từ đó duy ra tia \(DO\) là tia phân giác của \(\widehat {BDE}.\)
c/ Vẽ đường tròn tâm \(O\) tiếp xúc với \(AB\). Chứng minh rằng đường tròn này luôn tiếp xúc với \(DE\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Chứng minh hai tam giác đồng dạng theo trường hợp góc-góc
b) Sử dụng trường hợp đồng dạng cạnh-góc-cạnh
c) Sử dụng tính chất: “Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh góc đó”
Lời giải chi tiết
a) Xét \(\Delta BOD\) và \(\Delta CEO\) có \(\widehat B = \widehat C = 60^\circ \)
\(\widehat {BOD} + \widehat {COE} = 180^\circ-\widehat {DOE}\)\( = 180^\circ - 60^\circ =120^0\)
\(\widehat {COE} + \widehat {OEC} = 180^\circ -\widehat {C} \) \( = 180^\circ - 60^\circ =120^0\)
Mà \(\widehat {OCE} = 60^\circ \) (do \(\Delta ABC\) đều) nên \(\widehat {OEC} = 180^\circ - \widehat {OCE} - \widehat {EOC} \)\(= 180^\circ - 60^\circ - \widehat {EOC} = 120^\circ - \widehat {EOC}\)
Suy ra \(\widehat {BOD} = \widehat {OEC}\)
Vậy \(\Delta BOD \backsim \Delta CEO\left( {g - g} \right)\)
\( \Rightarrow \dfrac{{BO}}{{BD}} = \dfrac{{CE}}{{CO}}\)\( \Leftrightarrow BD.CE = OB.OC\)\( = \dfrac{{BC}}{2}.\dfrac{{BC}}{2} = \dfrac{{B{C^2}}}{4}\)
Vậy \(BD.CE = \dfrac{{B{C^2}}}{4}\) không đổi.
b) Vì \(\Delta BOD \backsim \Delta CEO\left( {cmt} \right)\)\( \Rightarrow \dfrac{{BD}}{{OC}} = \dfrac{{OD}}{{OE}}\) mà \(OB = OC\) nên \(\dfrac{{BD}}{{OB}} = \dfrac{{OD}}{{OE}}\)
Lại có \(\widehat {DBO} = \widehat {DOE} = 60^\circ \) nên \(\Delta BOD \backsim \Delta OED\left( {c - g - c} \right)\)
Suy ra \(\widehat {BDO} = \widehat {ODE}\) nên \(DO\) là tia phân giác góc \(BDE.\)
c) Gọi \(H\) là tiếp điểm của đường tròn với cạnh \(AB\). Ta có \(OH \bot AB\). Kẻ \(OK \bot DE\) thì \(OK = OH\) (tính chất điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh góc đó) suy ra \(H \in \left( O \right)\) hay đường tròn \(\left( O \right)\) luôn tiếp xúc với \(DE.\)
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 9
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Sinh 9
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Sinh 9
Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Văn 9
Bài 9