Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho đường tròn \((O ; 2cm),\) điểm \(A\) di chuyển trên đường tròn. Trên tiếp tuyến tại \(A,\) lấy điểm \(M\) sao cho \(AM = OA.\) Điểm \(M\) chuyển động trên đường nào\(?\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng kiến thức: Tập hợp tất cả các điểm cách một điểm cố định \(O\) một khoảng không đổi \(r\) là đường tròn tâm \(O\), bán kính \(r.\)
Lời giải chi tiết
Vì AM là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên \(AM\bot OA\).
Lại có \(AM=OA=2cm\) nên \(\Delta OAM\) là tam giác vuông cân tại \(A\)
Theo định lý Pytago ta có: \(O{M^2} = O{A^2} + A{M^2} \)\(= {2^2} + {2^2} = 8\)
\(\Rightarrow OM = 2\sqrt 2 \).
Do điểm \(O\) cố định nên điểm \(M\) chuyển động trên đường tròn \((O ; 2\sqrt 2 cm).\)
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Vật lí lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Gia Lai
Đề thi vào 10 môn Toán Nam Định
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Sinh 9