Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Không dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi, hãy so sánh:
a) \(tg50^\circ 28'\) và \(tg63^\circ \);
b) \(\cot g14^\circ \) và \(\cot g35^\circ 12'\);
c) \(tg27^\circ \) và \(\cot g27^\circ \);
d) \(tg65^\circ \) và \(\cot g65^\circ \).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Với \(0^\circ < \alpha < 90^\circ \) ta có \(\alpha\) tăng thì tg\(\alpha\) tăng.
Hay \(\alpha < \beta \) thì \(tg \alpha < tg \beta. \)
Với \(0^\circ < \alpha < 90^\circ \) ta có \(\alpha\) tăng thì cotg\(\alpha\) giảm.
Hay \(\alpha < \beta \) thì \(cotg \alpha > cotg \beta .\)
Lời giải chi tiết
a) Với \(0^\circ < \alpha < 90^\circ \) ta có \(\alpha \) tăng thì tg\(\alpha \) tăng
Ta có: \(50^\circ 28' < 63^\circ ,\) suy ra: \(tg50^\circ 28' < tg63^\circ \)
b) Với \(0^\circ < \alpha < 90^\circ \) ta có \(\alpha \) tăng thì cotg\(\alpha \) giảm
Ta có: \(14^\circ < 35^\circ 12',\) suy ra: \(cotg14°> cotg35°12’\)
c) Với \(0^\circ < \alpha < 90^\circ \) ta có \(\alpha \) tăng thì tg\(\alpha \) tăng
Ta có: \(27^\circ + 63^\circ = 90^\circ ,\) suy ra: \(\cot g27^\circ = tg63^\circ \)
Vì \(27^\circ < 63^\circ \) nên \(tg27^\circ < tg63^\circ \) hay \(tg27^\circ < \cot g27^\circ \)
d) Với \(0^\circ < \alpha < 90^\circ \) ta có \(\alpha \) tăng thì cotg\(\alpha \) giảm
Ta có: \(65^\circ + 25^\circ = 90^\circ \) nên \(tg65° = cotg25°\)
Vì \(25^\circ < 65^\circ \) nên \(cotg25^0 > cotg65^0\) hay \(tg65° > cotg65°.\)
Đề cương ôn tập học kì 2
Unit 7: Saving Energy - Tiết kiệm năng lượng
Đề thi vào 10 môn Toán Lâm Đồng
Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC