Bài 68. Ôn tập các số trong phạm vi 1 000
Bài 69. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Bài 70. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000
Bài 71. Ôn tập phép nhân, phép chia
Bài 72. Ôn tập hình học
Bài 73. Ôn tập đo lường
Bài 74. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng
Bài 75. Ôn tập chung
LT1
Bài 1 (trang 37 SGK Toán 2 tập 2)
a) Tìm số thích hợp điền vào ô có dấu “?”.
Trong hình bên có:
khối trụ ;
khối cầu ;
khối hộp chữ nhật.
b) Hãy sử dụng các khối trong bộ đồ dùng học tập để xếp thành hình mà em thích.
Phương pháp giải:
a) Học sinh dựa vào hình vẽ để đếm các hình theo yêu cầu rồi điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.
b) Học sinh sử dụng các khối trong bộ đồ dùng học tập, xếp thành hình mà em thích, ví dụ: tòa nhà, chiếc xe, đoàn tàu, ... tùy theo trí tưởng tượng của các em.
Lời giải chi tiết:
a) Trong hình bên có:
• 4 khối trụ (4 khối trụ có màu xanh da trời).
• 1 khối cầu (1 khối cầu màu đỏ)
• 6 khối hộp chữ nhật, được đánh dấu X như sau:
b) Học sinh sử dụng các khối trong bộ đồ dùng học tập, xếp thành hình mà em thích, ví dụ: tòa nhà, chiếc xe, đoàn tàu, ... tùy theo trí tưởng tượng của các em.
Bài 2
Bài 2 (trang 37 SGK Toán 2 tập 2)
Chọn hình thích hợp đặt vào vị trí trên cùng.
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát để tìm ra quy luật của dãy các khối “màu sắc xem kẽ (từ dưới lên trên): xanh, đỏ, xanh, đỏ, ... và các hình từ dưới lên trên có dạng các khối trụ thu nhỏ dần”, từ đó tìm được hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình đã cho ta có quy luật xếp các hình như sau:
- Màu sắc xem kẽ (từ dưới lên trên): xanh, đỏ, xanh, đỏ, ...
- Các hình từ dưới lên trên có dạng các khối trụ thu nhỏ dần.
Do đó hình thích hợp đặt vào vị trí trên cùng là hình B.
Bài 3
Bài 3 (trang 37 SGK Toán 2 tập 2)
Chọn hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát để tìm ra quy luật của dãy các khối “Cứ bốn khối (khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật, khối lập phương) làm thành một nhóm và các nhóm lặp lại giống nhau”, từ đó tìm được hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình đã cho ta thấy “cứ bốn khối (khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật, khối lập phương) làm thành một nhóm và các nhóm lặp lại giống nhau”.
Do đó hình thích hợp đặt vào dấu “?” là khối hộp chữ nhật.
Chọn đáp án C.
Bài 4
Bài 4 (trang 38 SGK Toán 2 tập 2)
Đi theo các vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu, cá ngựa sẽ đến lối ra nào?
Phương pháp giải:
- Xem lại hình dạng của khối trụ, khối cầu đã được học rồi xác định đồ vật có dạng khối trụ hay khối cầu.
- Học sinh quan sát hình và tìm một đường đi qua các vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu, từ đó tìm được lỗi ra của cá ngựa.
Lời giải chi tiết:
Cá ngựa sẽ đi theo đường có mũi tên màu xanh lá cây như sau:
Vậy cá ngựa sẽ đến lối ra C.
LT2
Bài 1 (trang 38 SGK Toán 2 tập 2)
Mỗi đồ vật có dạng khối nào?
Phương pháp giải:
Xem lại hình dạng của khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật, khối lập phương đã được học rồi xác định đồ vật có dạng khối gì.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bài 2 (trang 38 SGK Toán 2 tập 2)
Quan sát tranh rồi chỉ ra hình có dạng khối trụ, hình có dạng khối cầu.
Phương pháp giải:
Xem lại hình dạng của khối trụ, khối cầu đã được học rồi chỉ ra hình có dạng khối trụ, hình có dạng khối cầu ở trong tranh.
Lời giải chi tiết:
- Các hình có dạng khối trụ: thân tàu, khúc đầu cánh tay máy.
- Các hình có dạng khối cầu: Mặt trời (phần màu đỏ), Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, thiên thạch và mũ của phi hành gia.
Bài 3
Bài 3 (trang 39 SGK Toán 2 tập 2)
Bạn voi cần vận chuyển các khối gỗ như hình sau:
a) Khối gỗ nặng nhất có dạng khối gì?
b) Bạn voi kéo một khối gỗ có dạng khối trụ và một khối gỗ có dạng khối lập phương. Hỏi bạn voi đã kéo bao nhiêu ki-lô-gam gỗ?
Phương pháp giải:
a) Quan sát tranh rồi nêu tên khối và đọc cân nặng của từng khối gỗ trong tranh. Sau đó, so sánh các số đo rồi trả lời câu hỏi trong bài.
b) Xác định cân nặng của các khối gỗ theo yêu cầu đề bài, sau đó thực hiện phép cộng hai số đo (với đơn vị ki-lô-gam) rồi trả lời câu hỏi của bài toán.
Lời giải chi tiết:
a) Quan sát ta thấy:- Khối gỗ dạng khối trụ cân nặng 50 kg (có 2 khối gỗ hình trụ).
- Khối gỗ dạng khối hộp chữ nhật cân nặng 64 kg.
- Khối gỗ dạng khối lập phương cân nặng 48 kg.
Mà: 48 kg < 50 kg < 64 kg.Vậy khối gỗ nặng nhất có dạng khối hộp chữ nhật.
b) Bạn voi kéo một khối gỗ có dạng khối trụ cân nặng 50 kg và một khối gỗ có dạng khối lập phương cân nặng 48 kg.
Bạn voi đã kéo số ki-lô-gam gỗ là:
50 + 48 = 98 (kg)
Đáp số: 98 kg.
Bài 4
Bài 4 (trang 39 SGK Toán 2 tập 2)
Bạn nào nói đúng?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ, xác định hình dạng của các công trình kiến trúc rồi xác định tính đúng, sai trong các câu nói của Việt, Nam và Mai.
Lời giải chi tiết:
Quan sát ta thấy:
- Tháp nghiêng Pi-sa giống khối trụ.
- Kim tự tháp không giống khối cầu.
- Toàn nhà giống khối cầu.
Do đó, Nam nói đúng, Việt nói sai và Mai nói đúng.
Chủ đề 7. Gương mặt thân quen
UNIT 1: Feelings
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 2 TẬP 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 2
Fluency Time 2
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2