Bài 68. Ôn tập các số trong phạm vi 1 000
Bài 69. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Bài 70. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000
Bài 71. Ôn tập phép nhân, phép chia
Bài 72. Ôn tập hình học
Bài 73. Ôn tập đo lường
Bài 74. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng
Bài 75. Ôn tập chung
HĐ
Bài 1 (trang 55 SGK Toán 2 tập 2)
Mỗi số được viết thành tổng nào?
Phương pháp giải:
- Xác định số trăm, số chục, số đơn vị của mỗi số rồi viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị.
- Trong số có ba chữ số, các chữ số từ trái sang phải lần lượt là số trăm, số chục và số đơn vị.
Lời giải chi tiết:
• Số 814 gồm 8 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.
Do đó, 814 = 800 + 10 + 4 .
• Số 840 gồm 8 trăm, 4 chục và 0 đơn vị.
Do đó, 840 = 800 + 40.
• Số 480 gồm 4 trăm, 8 chục và đơn vị.
Do đó, 480 = 400 + 80.
• Số 408 gồm 4 trăm, 0 chục và 8 đơn vị.
Do đó, 408 = 400 + 8 .
• Số 481 gồm 4 trăm, 8 chục và 1 đơn vị.
Do đó, 481 = 400 + 80 + 1.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 2
Bài 2 (trang 56 SGK Toán 2 tập 2)
Viết các số 139, 765, 992, 360, 607 thành tổng (theo mẫu).
Phương pháp giải:
- Xác định số trăm, số chục, số đơn vị của mỗi số rồi viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị.
- Trong số có ba chữ số, các chữ số từ trái sang phải lần lượt là số trăm, số chục và số đơn vị.
Lời giải chi tiết:
• Số 139 gồm 1 trăm, 3 chục và 9 đơn vị.
Vậy: 139 = 100 + 30 + 9
• Số 765 gồm 7 trăm, 6 chục và 5 đơn vị.
Vậy: 765 = 700 + 60 + 5
• Số 992 gồm 9 trăm, 9 chục và 2 đơn vị.
Vậy: 992 = 900 + 90 + 2.
• Số 360 gồm 3 trăm, 6chục và 0 đơn vị.
Vậy: 360 = 300 + 60
• Số 607 gồm 6 trăm, 0 chục và 7 đơn vị.
Vậy: 607 = 600 + 7
Bài 3
Bài 3 (trang 56 SGK Toán 2 tập 2)
Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.
Sóc nhặt hạt dẻ rồi cất giữ như sau:
• Cứ đủ 100 hạt, sóc cho vào 1 giỏ;
• Cứ đủ 10 hạt, sóc cho vào 1 túi.
a) Hôm qua:
b) Hôm nay:
c) Nếu ngày mai sóc có 310 hạt dẻ thì sóc cần giỏ và túi để cất giữ hết số hạt dẻ đó.
Phương pháp giải:
Quan sát ta thấy hình ảnh số giỏ tương ứng với số trăm, số túi tương ứng với số chục và số hạt tương ứng với số đơn vị. Ta áp dụng kiến thức đã học về cấu tạo của số có ba chữ số và viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị để giải bài toán.
Lời giải chi tiết:
a) Hôm qua sóc nhặt được 1 giỏ, 3 túi và 2 hạt dẻ tương ứng số hạt dẻ sóc nhặt được là 1 trăm, 3 chục và 2 đơn vị.
Vậy hôm qua sóc nhặt được 132 hạt dẻ.
b) Hôm nay sóc nhặt được 2 giỏ, 1 túi và 3 hạt dẻ tương ứng số hạt dẻ sóc nhặt được là 2 trăm, 1 chục và 3 đơn vị.
Vậy hôm nay sóc nhặt được 213 hạt dẻ.
c) Số 310 có số trăm là 3, số chục là 1, số đơn vị là 0.
Vậy nếu ngày mai sóc có 310 hạt dẻ thì sóc cần 3 giỏ và 1 túi để cất hết số hạt dẻ đó.
LT
Bài 1 (trang 56 SGK Toán 2 tập 2)
Đọc, viết số, biết số đó gồm:
Phương pháp giải:
- Xác định số trăm, số chục, số đơn vị của mỗi số rồi viết số tương ứng.
- Khi đọc số, ta tách các số theo các hàng trừ trái sang phải (trăm, chục, đơn vị) để đọc.
Lưu ý cách dùng các từ “”linh, mười, mươi, một, mốt, bốn, tư, năm, lăm”..
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bài 2 (trang 57 SGK Toán 2 tập 2)
Mỗi thùng hàng xếp lên tàu nào?
Phương pháp giải:
- Xác định số trăm, số chục, số đơn vị của mỗi số rồi viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị.
- Trong số có ba chữ số, các chữ số từ trái sang phải lần lượt là số trăm, số chục và số đơn vị.
Lời giải chi tiết:
• Số 351 gồm 3 trăm, 5 chục và 1 đơn vị.
Vậy: 351 = 300 + 50 + 1.
• Số 315 gồm 3 trăm, 1 chục và 5 đơn vị.
Vậy: 315 = 300 + 10 + 5.
• Số 350 gồm 3 trăm, 5 chục và 0 đơn vị.
Vậy: 350 = 300 + 50.
• Số 135 gồm 1 trăm, 3 chục và 5 đơn vị.
Vậy: 135 = 100 + 30 + 5.
• Số 305 gồm 3 trăm, 0 chục và 5 đơn vị.
Vậy: 305 = 300 + 5.
Vậy mỗi thùng hàng được xếp lên tàu tương ứng như sau:
Bài 3
Bài 3 (trang 57 SGK Toán 2 tập 2)
Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.
Phương pháp giải:
- Xác định số trăm, số chục, số đơn vị của mỗi số rồi viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị.
- Trong số có ba chữ số, các chữ số từ trái sang phải lần lượt là số trăm, số chục và số đơn vị.
Lời giải chi tiết:
Bài 4
Bài 4 (trang 57 SGK Toán 2 tập 2)
Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.
Rô-bốt cất giữ 117 đồng vàng như sau:
• 1 hòm đựng 100 đồng vàng;
• 1 túi đựng 10 đồng vàng.
Như vậy Rô-bốt còn lại đồng vàng bên ngoài.
Phương pháp giải:
Quan sát ta thấy hình ảnh số hòm tương ứng với số trăm, số túi tương ứng với số chục và số đồng vàng bên ngoài (không tính đồng vàng Rô-bốt đang cầm để chuẩn bị thả vào túi) tương ứng với số đơn vị. Ta áp dụng kiến thức đã học về viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị để giải bài toán.
Lời giải chi tiết:
Rô-bốt có 117 đồng vàng, mà 117 = 100 + 10 + 7, như vậy sau khi cất giữ những đồng vàng vào 1 hòm, 1 túi thì Rô-bốt còn 7 đồng vàng bên ngoài.
Chủ đề 8. Phép nhân, phép chia
Bài tập cuối tuần 3
Chủ đề 1. Sắc màu âm thanh
Chủ đề 2: Trường học
Unit 2: Shapes
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2