Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Với nửa hình cầu bán kính \(r\) và một hình trụ có bán kính đường tròn đáy và chiều cao đều bằng \(h\).
a) Khi \(r = 12\; (cm)\) và thể tích hai hình bằng nhau thì giá trị \(h\; (cm)\) làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất là bao nhiêu?
b) Khi \(h = 12\, (cm)\) và tổng diện tích nửa mặt cầu và diện tích “hình tròn đáy” gấp ba lần diện tích toàn phần của hình trụ thì \(r (cm)\) bằng bao nhiêu?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Diện tích mặt cầu bán kính \(r\) là: \(S = 4\pi {r^2}\).
- Thể tích hình cầu bán kính \(r\) là: \(\displaystyle V ={4 \over 3}\pi {r^3}\).
- Diện tích xung quanh hình trụ là: \({S_{xq}} = 2πrh\)
- Diện tích toàn phần hình trụ là: \({S_{tp}} = S_{xq} + 2S_đ = 2πrh + 2πr^2\)
- Tính thể tích hình trụ là: \(V= Sh = πr^2h\).
(\(r\) là bán kính đường tròn đáy, \(h\) là chiều cao hình trụ).
Lời giải chi tiết
a) Thể tích nửa hình cầu bán kính \(12 cm\) là:
\(\displaystyle V = {1 \over 2}.{4 \over 3}\pi {.12^3} = 1152\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
Bán kính đáy hình trụ là: \(\displaystyle R= h\)
Thể tích hình trụ là: \(V = \pi {R^2}.h\)\(\displaystyle = \pi .h^2.h = \pi .{h^3} \)
Theo đề bài ta có:
\(\displaystyle V= \pi .{h^3} = 1152\pi \)
\( \Rightarrow {h^3} = 1152 \)
\(\Rightarrow \displaystyle h = \root 3 \of {1152} \approx 10,5\,\left( {cm} \right) \).
b) Khi \(h = 12\, (cm)\) thì bán kính đáy hình trụ là \(R=12\,(cm)\).
Diện tích xung quanh hình trụ là:
\({S_{xq}} = 2\pi R.h = 2\pi .12.12 = 288\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right).\)
Diện tích một mặt đáy của hình trụ là:
\({S _đ} = \pi {R^2} = \pi {.12^2} = 144\pi \,\left( {c{m^2}} \right).\)
Diện tích toàn phần của hình trụ là:
\({S_{TP}} = {S_{xq}} + 2{S_đ} \)\(\,= 288\pi + 2.144\pi = 576\pi \,\left( {c{m^2}} \right).\)
Diện tích nửa mặt cầu là: \({S_c} = \dfrac{1}{2}.4\pi {r^2} = 2\pi {r^2}\,\left( {c{m^2}} \right).\)
Diện tích hình tròn đáy của nửa mặt cầu là: \(S = \pi {r^2}\,\left( {c{m^2}} \right).\)
Tổng diện tích nửa mặt cầu và diện tích “hình tròn đáy” gấp ba lần diện tích toàn phần của hình trụ nên ta có:
\(\begin{array}{l}
{S_c} + S = 3{S_{TP}}\\
\Rightarrow 2\pi {r^2} + \pi {r^2} = 3.576\pi \\
\Rightarrow 3\pi {r^2} = 1728\pi \\
\Rightarrow {r^2} = 576\\
\Rightarrow r = \sqrt {576} = 24 \,\left( {cm} \right).
\end{array}\)
Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Unit 11: Changing roles in society
Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Đề thi vào 10 môn Văn Vĩnh Long