Bài 1. Tứ giác
Bài 2. Hình thang
Bài 3. Hình thang cân
Bài 4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang
Bài 5. Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang
Bài 6. Đối xứng trục
Bài 7. Hình bình hành
Bài 8. Đối xứng tâm
Bài 9. Hình chữ nhật
Bài 10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Bài 11. Hình thoi
Bài 12. Hình vuông
Bài tập ôn chương I. Tứ giác
Đề bài
Dựng hình thang cân \(ABCD\) \((AB // CD),\) biết hai đáy \(AB = 2cm,\) \( CD = 4cm,\) đường cao \(AH = 2cm.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
* Phân tích:
+) Giả sử đã có một hình thỏa mãn điều kiện bài toán
+) Chọn ra các yếu tố dựng được ngay (đoạn thẳng, tam giác,...)
+) Đưa việc dựng các điểm còn lại về các phép dựng hình cơ bản và các bài toán dựng hình cơ bản (Mỗi điểm thường được xác định là giao của hai đường.)
* Cách dựng: Nêu thứ tự từng bước dựng hình, đồng thời thể hiện các nét dựng trên hình vẽ.
* Chứng minh: Bằng lập luận để chứng tỏ rằng với cách dựng trên, hình đã dựng thỏa mãn các điều kiện của đề bài nêu ra.
* Biện luận: Xem xét khi nào bài toán dựng được và dựng được bao nhiêu hình thỏa mãn đề bài
Lời giải chi tiết
Phân tích: Giả sử hình thang \(ABCD\) dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán. Tam giác \(ADH\) dựng được vì biết hai cạnh góc vuông \(AH = 2cm\) và \(HD = 1cm,\) \(\widehat H = {90^0}\). Vì đáy \(AB < CD\) nên \(\widehat D < {90^0}\). Điểm \(H\) nằm giữa \(D\) và \(C\).
Điểm \(C\) nằm trên tia đối tia \(HD\) và cách \(H\) một khoảng bằng \(3cm\)
Điểm \(B\) thỏa mãn hai điều kiện:
- \(B\) nằm trên đường thẳng đi qua \(A\) và song song với \(DH.\)
- \(B\) cách \(A\) một khoảng bằng \(2cm\)
Cách dựng:
- Dựng \(∆ AHD\) biết \(\widehat H = 90^0,\) \(AH =2cm,\) \(HD = 1cm\)
- Dựng tia đối của tia \(HD\)
- Trên tia đối của tia \(HD,\) dựng điểm \(C\) sao cho \(HC = 3cm\)
- Dựng tia \(Ax // DH,\) \(Ax\) nằm trên nửa mặt phẳng bờ \(AD\) chứa điểm \(H\)
- Dựng điểm \(B\) trên tia \(Ax\) sao cho \(AB = 2cm.\) Nối \(CB\) ta có hình thang \(ABCD\) cần dựng.
Chứng minh:
Tứ giác \(ABCD\) là hình thang vì \(AB // CD\)
Kẻ \(BK ⊥ CD.\) Tứ giác \(ABKH\) là hình thang có hai cạnh bên song song
Nên : \(BK = AH\) và \(KH = AB\)
Suy ra: \(KC = HC – KH = HC – AB\)\( = 3− 2 = 1 \;\;(cm)\)
Vì \(AH=BK\) và \(KC=DH\,(=1cm)\)
Suy ra hai tam giác vuông: \(∆ AHD = ∆ BKC \;\;(c.g.c) \) \(\Rightarrow \widehat D = \widehat C\)
Vậy hình thang \(ABCD\) là hình thang cân.
Hình thang cân \(ABCD\) có: \(AH = 2cm,\) đáy \(AB = 2cm,\) đáy \(CD = 4cm\)
Thỏa mãn điều kiện bài toán.
Biện luận: Tam giác \(AHD\) luôn dựng được nên hình thang \(ABCD\) luôn dựng được. Ta luôn dựng được một hình thang thỏa mãn điều kiện bài toán.
Đề cương ôn tập học kì 1 - Vật lí 8
Unit 9. Life on other planets
Bài 11. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8