Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 6.1
Bài 6.1
Giả sử \(x_1,x_2\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\;(a \ne 0).\)
Điều nào sau đây đúng?
A) \(\displaystyle {x_1} + {x_2} = {b \over a},{x_1}{x_2} = {c \over a}\)
B) \(\displaystyle {x_1} + {x_2} = - {b \over a},{x_1}{x_2} = - {c \over a}\)
C) \(\displaystyle {x_1} + {x_2} = {b \over a},{x_1}{x_2} = - {c \over a}\)
D) \(\displaystyle {x_1} + {x_2} = - {b \over a},{x_1}{x_2} = {c \over a}\)
Phương pháp giải:
Áp dụng hệ thức Vi-ét:
- Nếu \({x_1},{\rm{ }}{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0)\) thì:
\(\left\{\begin{matrix} x_{1} + x_{2} = -\dfrac{b}{a}& & \\ x_{1}x_{2}=\dfrac{c}{a} & & \end{matrix}\right.\)
Lời giải chi tiết:
\(x_1,x_2\) là nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\;(a \ne 0)\).
Theo hệ thức Vi-ét ta có:
\(\displaystyle {x_1} + {x_2} = - {b \over a},{x_1}{x_2} = {c \over a}\)
Chọn D.
Bài 6.2
Bài 6.2
Giả sử \(x_1,x_2\) là hai nghiệm của phương trình \({x^2} + px + q = 0.\) Hãy lập một phương trình bậc hai có hai nghiệm \(x_1+x_2;x_1x_2\)
Phương pháp giải:
Phương trình có hai nghiệm \(x_1;x_2\) có dạng: \(\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right) = 0\).
Lời giải chi tiết:
Giả sử \(x_1,x_2\) là nghiệm của phương trình: \({x^2} + px + q = 0\).
Theo hệ thức Vi-ét ta có:
\(\displaystyle {x_1} + {x_2} = - {p \over 1} = - p;{x_1}{x_2} = {q \over 1} = q\)
Phương trình có hai nghiệm là \({x_1} + {x_2}\) và \({x_1}{x_2}\) tức là phương trình có hai nghiệm là \(-p\) và \(q.\)
Hai số \(-p\) và \(q\) là nghiệm của phương trình.
\(\eqalign{
& \left( {x + p} \right)\left( {x - q} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} - qx + px - pq = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} + \left( {p - q} \right)x - pq = 0 \cr} \)
Phương trình cần tìm là: \({x^2} + \left( {p - q} \right)x - pq = 0\).
Bài 6.3
Bài 6.3
Dùng định lí Vi-ét, hãy chứng tỏ rằng nếu tam thức \(a{x^2} + bx + c\) có hai nghiệm \(x_1\) và \(x_2\) thì nó phân tích được thành
\(a{x^2} + bx + c = a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right)\)
Áp dụng:
Phân tích các tam thức sau thành tích:
a) \({x^2} - 11x + 30\)
b) \(3{x^2} + 14x + 8\)
c) \(5{x^2} + 8x - 4\)
d) \({x^2} - \left( {1 + 2\sqrt 3 } \right)x - 3 + \sqrt 3 \)
Phương pháp giải:
Áp dụng hệ thức Vi-ét:
- Nếu \({x_1},{\rm{ }}{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0)\) thì:
\(\left\{\begin{matrix} x_{1} + x_{2} = -\dfrac{b}{a}& & \\ x_{1}x_{2}=\dfrac{c}{a} & & \end{matrix}\right.\)
Lời giải chi tiết:
Tam thức bậc hai: \(a{x^2} + bx + c\) có hai nghiệm \(x_1,x_2\) nên phương trình: \(a{x^2} + bx + c = 0\;(a \ne 0)\) có hai nghiệm \(x_1,x_2\)
Theo hệ thức Vi-ét ta có:
\(\displaystyle {x_1} + {x_2} = - {b \over a};{x_1}{x_2} = {c \over a}\;\;(1) \)
Lại có: \(\displaystyle a{x^2} + bx + c = a\left( {{x^2} + {b \over a}x + {c \over a}} \right)\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
\(\eqalign{
& a{x^2} + bx + c \cr&= a\left[ {{x^2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)x + {x_1}{x_2}} \right] \cr
& = a\left[ {{x^2} - {x_1}x - {x_2}x + {x_1}{x_2}} \right] \cr
& = a\left[ {x\left( {x - {x_1}} \right) - {x_2}\left( {x - {x_1}} \right)} \right] \cr
& = a\left( {x - {x_1}} \right)\left( {x - {x_2}} \right) \cr} \)
Áp dụng:
a)
\(\eqalign{
& {x^2} - 11x + 30 = 0 \cr
& \Delta = {\left( { - 11} \right)^2} - 4.1.30 = 1 > 0 \cr
& \sqrt \Delta = \sqrt 1 = 1 \cr
& {x_1} = {{11 + 1} \over {2.1}} = 6 \cr
& {x_2} = {{11 - 1} \over {2.1}} = 5 \cr} \)
Ta có: \({x^2} - 11x + 30 = \left( {x - 6} \right)\left( {x -5} \right)\)
b)
\(\eqalign{
& 3{x^2} + 14x + 8 = 0 \cr
& \Delta ' = {7^2} - 3.8 = 49 - 24 = 25 > 0 \cr
& \sqrt {\Delta '} = \sqrt {25} = 5 \cr
& {x_1} = {{ - 7 + 5} \over 3} = - {2 \over 3} \cr
& {x_2} = {{ - 7 - 5} \over 3} = - 4 \cr} \)
Ta có: \( \displaystyle 3{x^2} + 14x + 8 = 3\left( {x + {2 \over 3}} \right)\left( {x + 4} \right)\)\(\, = \left( {3x + 2} \right)\left( {x + 4} \right)\)
c)
\(\eqalign{
& 5{x^2} + 8x - 4 = 0 \cr
& \Delta ' = {4^2} - 5.\left( { - 4} \right) = 36 > 0 \cr
& \sqrt {\Delta '} = \sqrt {36} = 6 \cr
& {x_1} = {{ - 4 - 6} \over 5} = - 2 \cr
& {x_2} = {{ - 4 + 6} \over 5} = {2 \over 5} \cr} \)
Ta có: \(\displaystyle 5{x^2} + 8x - 4 = 5\left( {x - {2 \over 5}} \right)\left( {x + 2} \right) \)\(\,\displaystyle = \left( {5x - 2} \right)\left( {x + 2} \right) \).
d) \({x^2} - \left( {1 + 2\sqrt 3 } \right)x - 3 + \sqrt 3 = 0 \)
\(\Delta = {\left[ { - \left( {1 + 2\sqrt 3 } \right)} \right]^2} \)\(\,- 4.1.\left( { - 3 + \sqrt 3 } \right) \)
\( = 1 + 4\sqrt 3 + 12 + 12 - 4\sqrt 3\)\(\, = 25 > 0 \)
\(\sqrt \Delta = \sqrt {25} = 5 \)
\(\displaystyle {x_1} = {{1 + 2\sqrt 3 + 5} \over {2.1}} = 3 + \sqrt 3 \)
\(\displaystyle {x_2} = {{1 + 2\sqrt 3 - 5} \over {2.1}} = \sqrt 3 - 2 \)
Ta có: \( {x^2} - \left( {1 + 2\sqrt 3 } \right)x - 3 + \sqrt 3 \)\(\,= \left[ {x - \left( {3 + \sqrt 3 } \right)} \right]\left[ {x - \left( {\sqrt 3 - 2} \right)} \right] \) \( = \left( {x - 3 - \sqrt 3 } \right)\left( {x - \sqrt 3 + 2} \right) \).
Bài 6.4
Bài 6.4
Cho phương trình
\(\left( {2m - 1} \right){x^2} - 2\left( {m + 4} \right)x + 5m + 2\)\(\, = 0\;\displaystyle (m \ne {1 \over 2}).\)
a) Tìm giá trị của \(m\) để phương trình có nghiệm.
b) Khi phương trình có nghiệm \(x_1,x_2\), hãy tính tổng \(S\) và tích \(P\) của hai nghiệm theo \(m.\)
c) Tìm hệ thức giữa \(S\) và \(P\) sao cho trong hệ thức này không có \(m.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng:
- Phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0)\) và \(b = 2b'\), \(\Delta ' = b{'^2} - ac\) có nghiệm khi và chỉ khi \(\Delta ' \ge 0\).
- Hệ thức Vi-ét:
Nếu \({x_1},{\rm{ }}{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0)\) thì:
\(\left\{\begin{matrix} x_{1} + x_{2} = -\dfrac{b}{a}& & \\ x_{1}x_{2}=\dfrac{c}{a} & & \end{matrix}\right.\)
Lời giải chi tiết:
Phương trình: \(\left( {2m - 1} \right){x^2} - 2\left( {m + 4} \right)x + 5m + 2 \)\(\,= 0\;(m \ne\displaystyle {1 \over 2})\) (1)
a) Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi \(\Delta ' \ge 0\)
\( \Delta ' = {\left[ { - \left( {m + 4} \right)} \right]^2} \)\(\,- \left( {2m - 1} \right)\left( {5m + 2} \right) \)
\(= {m^2} + 8m + 16 - 10{m^2} - 4m + 5m \)\(\,+ 2 \)
\(= - 9m^2 + 9m + 18 \)
\(= - 9\left( {{m^2} - m - 2} \right) \)
\(=-9(m^2-2m+m-2)\)
\(=-9[m(m-2)+m-2]\)
\(= - 9\left( {m - 2} \right)\left( {m + 1} \right) \)
\( \Delta ' \ge 0 \Leftrightarrow - 9\left( {m - 2} \right)\left( {m + 1} \right) \ge 0\)
\(\Leftrightarrow \left( {m - 2} \right)\left( {m + 1} \right) \le 0 \)
\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m - 2 \ge 0} \cr
{m + 1 \le 0} \cr} } \right.\) hoặc \(\left\{ {\matrix{{m - 2 \le 0} \cr {m + 1 \ge 0} \cr} } \right.\)
TH1:
\(\left\{ {\matrix{
{m - 2 \ge 0} \cr
{m + 1 \le 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m \ge 2} \cr
{m \le - 1} \cr} } \right.} \right.\) vô nghiệm
TH2:
\(\left\{ {\matrix{
{m - 2 \le 0} \cr
{m + 1 \ge 0} \cr
} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{m \le 2} \cr
{m \ge - 1} \cr} } \right.} \right.\) \(\Leftrightarrow - 1 \le m \le 2\)
Vậy \(-1 ≤ m ≤ 2\) thì phương trình (1) có nghiệm.
b) Phương trình có hai nghiệm \(x_1,x_2\).
Theo hệ thức Vi-ét ta có:
\(\displaystyle {x_1} + {x_2} = {{2\left( {m + 4} \right)} \over {2m - 1}};\) \(\displaystyle{x_1}{x_2} = {{5m + 2} \over {2m - 1}}\)
c) Theo câu b ta có:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = \dfrac{{2\left( {m + 4} \right)}}{{2m - 1}}\\
{x_1}{x_2} = \dfrac{{5m + 2}}{{2m - 1}}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = \dfrac{{2m + 8}}{{2m - 1}}\\
{x_1}{x_2} = \dfrac{{\dfrac{5}{2}.2m - \dfrac{5}{2} + \dfrac{9}{2}}}{{2m - 1}}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = \dfrac{{2m - 1 + 9}}{{2m - 1}}\\
{x_1}{x_2} = \dfrac{{\dfrac{5}{2}\left( {2m - 1} \right) + \dfrac{9}{2}}}{{2m - 1}}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = \dfrac{{2m - 1}}{{2m - 1}} + \dfrac{9}{{2m - 1}}\\
{x_1}{x_2} = \dfrac{{\dfrac{5}{2}\left( {2m - 1} \right)}}{{2m - 1}} + \dfrac{{\dfrac{9}{2}}}{{2m - 1}}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = 1 + 9.\dfrac{1}{{2m - 1}}\\
{x_1}{x_2} = \dfrac{5}{2} + \dfrac{9}{2}.\dfrac{1}{{2m - 1}}
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} = 1 + 9.\dfrac{1}{{2m - 1}}\\
2{x_1}{x_2} = 5 + 9.\dfrac{1}{{2m - 1}}
\end{array} \right.\\
\Rightarrow 2{x_1}{x_2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) \\= 5 + 9.\dfrac{1}{{2m - 1}} - \left( {1 + 9.\dfrac{1}{{2m - 1}}} \right)\\
\Leftrightarrow 2{x_1}{x_2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 4
\end{array}\)
Vậy \( 2{x_1}{x_2} - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) = 4 \) là biểu thức không phụ thuộc vào \(m\) cần tìm.
Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 2 - Sinh 9
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9
Bài 22. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người