Bài 1. Định lí Ta-lét trong tam giác
Bài 2. Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
Bài 3. Tính chất đường phân giác của tam giác
Bài 4. Khái niệm hai tam giác đồng dạng
Bài 5. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)
Bài 6. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)
Bài 7. Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)
Bài 8. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
Ôn tập chương III. Tam giác đồng dạng
Bài 1. Hình hộp chữ nhật
Bài 2. Hình hộp chữ nhật (tiếp)
Bài 3. Thể tích của hình hộp chữ nhật
Bài 4. Hình lăng trụ đứng
Bài 5. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Bài 6. Thể tích của hình lăng trụ đứng
Bài 7. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
Bài 8. Diện tích xung quanh của hình chóp đều
Bài 9. Thể tích của hình chóp đều
Ôn tập chương IV. Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều
Đề bài
1) Kim tự tháp Kê-ốp (Thế kỉ 25 trước Công nguyên) là một hình chóp tứ giác đều, cạnh đáy bằng \(233m\), chiều cao hình chóp \(146,5m.\)
a. Độ dài cạnh bên là bao nhiêu?
b. Tính diện tích xung quanh của hình chóp.
c. Tính thể tích hình chóp.
2) Kim tự tháp Lu-vrơ (Louvre) (Xây dựng vào năm 1988).
Người ta làm mô hình một kim tự tháp ở cổng vào của bảo tàng Lu-vrơ (Pháp). Mô hình có dạng chóp đều chiều cao \(21m,\) độ dài cạnh đáy là \(34m.\)
a. Cạnh bên của hình chóp là bao nhiêu?
b. Tính thể tích hình chóp.
c. Tính tổng diện tích các tấm kính để phủ lên hình chóp này \(({S_{xq}})\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Thể tích của hình chóp đều bằng một phần ba diện tích mặt đáy nhân với chiều cao.
\(V = \dfrac{1}{3} .S.h\)
Trong đó: \(S\) là diện tích đáy, \(h\) là chiều cao.
- Định lí Pytago trong tam giác vuông: Bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của các cạnh góc vuông.
- Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn.
\({S_{xq}} = pd\)
Trong đó: \(p\) là nửa chu vi đáy, \(d\) là trung đoạn của hình chóp đều.
Lời giải chi tiết
1) Giả sử kim tự tháp Kê-ốp là hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD.\)
a) Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(AOB\), ta có:
\(O{A^2} + O{B^2} = A{B^2}\)
\( \Rightarrow 2.O{A^2} = A{B^2}\)
\( \displaystyle \Rightarrow O{A^2} = {{A{B^2}} \over 2} =\frac{{{{233}^2}}}{2}= 27144,5\)
Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(SOA\), ta có:
\( S{A^2} = S{O^2} + O{A^2}\)\(\, = 146,{5^2} + 27144,{5} = 48606,75 \)
\( \Rightarrow SA = \sqrt {48606,75} \approx 220,5\;(m). \)
b) Kẻ \(SK ⊥ BC.\)
Vì tam giác \(SBC\) cân tại \(S\) nên \(SK\) vừa là đường cao đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy \(BC\).
Ta có \(\displaystyle BK = KC = {1 \over 2}BC =\dfrac{{233}}{2}= 116,5\)\(\,(m)\)
Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(SKB\), ta có:
\(S{B^2} = S{K^2} + B{K^2}\)
\( \Rightarrow S{K^2} = S{B^2} - B{K^2} \)\(\, = 48606,75 - 116,5^2 = 35034,5\)
\( \Rightarrow SK = \sqrt {35034,5} \;(m) \)
Diện tích xung quanh của kim tự tháp là:
\(S_{xq} = \left( {233.2} \right).\sqrt {35034,5} \approx 87223,6\)\(\;({m^2})\)
c) Thể tích hình chóp là:
\(V = \displaystyle{1 \over 3}S_{ABCD}.h = \displaystyle{1 \over 3}.233^2.146,5\)\(\, = 2651112,8\;({m^3})\)
2) Giả sử kim tự tháp Lu-vrơ (Louvre) là hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD.\)
a) Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(AOB\), ta có:
\(O{A^2} + O{B^2} = A{B^2}\)
\( \Rightarrow 2.O{A^2} = A{B^2}\)
\( \displaystyle \Rightarrow O{A^2} = {{A{B^2}} \over 2} =\frac{{{{34}^2}}}{2}= 578\)
Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(SOA\), ta có:
\( S{A^2} = S{O^2} + O{A^2}\)\(\, = 21{^2} + 578 = 1019 \)
\( \Rightarrow SA = \sqrt {1019} \approx 31,9\;(m). \)
b) Thể tích hình chóp là:
\(V = \displaystyle{1 \over 3}S.h = \displaystyle{1 \over 3}.34^2.21\)\(\, = 8092\;({m^3})\)
c) Kẻ \(SK ⊥ BC.\)
Vì tam giác \(SBC\) cân tại \(S\) nên \(SK\) vừa là đường cao đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy \(BC\).
Ta có \(\displaystyle BK = KC = {1 \over 2}BC =\dfrac{{34}}{2}= 17\)\(\,(m)\)
Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông \(SKB\), ta có:
\(S{B^2} = S{K^2} + B{K^2}\)
\( \Rightarrow S{K^2} = S{B^2} - B{K^2} \)\(\, = 1019 - 17^2 = 730\)
\( \Rightarrow SK = \sqrt {730} \;(m) \)
Diện tích xung quanh của kim tự tháp là:
\(S_{xq} = \left( {34.2} \right).\sqrt {730} \approx 1837,3\)\(\;({m^2})\)
SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 2
PHẦN 2. ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Chủ đề 1. Môi trường học đường
Chủ đề 4. Sống hòa hợp trong gia đình
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8