Bài 7.4, 7.5, 7.6, 7.7, 7.8, 7.9 trang 20 SBT Vật Lí 11

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 7.4
Bài 7.5
Bài 7.6
Bài 7.7
Bài 7.8
Bài 7.9
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 7.4
Bài 7.5
Bài 7.6
Bài 7.7
Bài 7.8
Bài 7.9

Bài 7.4

Hiệu điện thế 1 V được đặt vào hai đầu điện trở 10Ω trong khoảng thời gian là 20 s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là bao nhiêu ?

A. 200 C.                   B. 20 C

C. 2 C.                       D. 0,005 C.

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức định luật ôm: \(I=\dfrac{U}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức tính cường độ dòng điện không đổi:\(I=\dfrac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:  \(I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{1}{10}=0,1A\)

Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là: \(q=It=0,1.20=2C\)

Chọn đáp án: C

Bài 7.5

Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

A. Tạo ra điện tích dương trong một giây.

B. Tạo ra các điện tích trong một giây.

C. Thực hiện công của nguồn điện trong một giây.

D. Thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

Lời giải chi tiết:

 Ta có: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

Chọn đáp án: D

Bài 7.6

Đơn vị đo suất điện động là

A. ampe (A).                       B. vôn (V).

C. culông (C).                     D. oát (W).

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết: Đơn vị đo suất điện động là Vôn ( V)

Lời giải chi tiết:

Đơn vị đo suất điện động là Vôn ( V)

Chọn đáp án: B

Bài 7.7

Có thể tạo ra một pin điện hoá bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn

A. Hai mảnh đồng.

B. Hai mảnh nhôm.

C. Hai mảnh tôn.

D. Một mảnh nhôm và một mảnh kẽm.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về pin điện hóa.

Lời giải chi tiết:

Có thể tạo ra một pin điện hoá bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn một mảnh nhôm và một mảnh kẽm.

Chọn đáp án: D

Bài 7.8

Hai cực của pin Vôn-ta được tích điện khác nhau là do

A. Các êlectron dịch chuyển từ cực đồng tới cực kẽm qua dung dịch điện phân.

B. Chỉ có các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân.

C. Chỉ có các ion hiđrô trong dung dịch điện phân thu lấy êlectron của cực đồng.

D. Các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân và cả các ion hiđrô trong dung dịch thu lấy êlectron của cực đồng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về pin điện hóa.

Lời giải chi tiết:

Hai cực của pin Vôn-ta được tích điện khác nhau là do các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân và cả các ion hiđrô trong dung dịch thu lấy êlectron của cực đồng.

Chọn đáp án: D

Bài 7.9

Điểm khác nhau chủ yếu giữa acquy và pin Vôn-ta là

A. Sử dụng dung dịch điện phân khác nhau.

B. Chất dùng làm hai cực khác nhau.

C. Phản ứng hoá học ở trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch.

D. Sự tích điện khác nhau ở hai cực.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về pin điện hóa

Lời giải chi tiết:

Điểm khác nhau chủ yếu giữa acquy và pin Vôn-ta là phản ứng hoá học ở trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch

Chọn đáp án: C

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi