SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2

Trả lời câu hỏi Bài tập 3 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 7

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi 1 trang 13
Trả lời câu hỏi 2 trang 13
Trả lời câu hỏi 3 trang 13
Trả lời câu hỏi 4 trang 13
Trả lời câu hỏi 5 trang 14
Trả lời câu hỏi 6 trang 14
Trả lời câu hỏi 7 trang 14

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

KHÚC BẢY

chúng tôi không mệt đâu

nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

 

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây

khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

ngậm im lìm một cọng cỏ may

 

những dấu chân rồi lùi lại phía sau

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

 

cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

hơn một điều bất chợt

 

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

 

cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?

(Thanh Thảo, trích Chương 1. Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 138 – 139)

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi 1 trang 13
Trả lời câu hỏi 2 trang 13
Trả lời câu hỏi 3 trang 13
Trả lời câu hỏi 4 trang 13
Trả lời câu hỏi 5 trang 14
Trả lời câu hỏi 6 trang 14
Trả lời câu hỏi 7 trang 14

Trả lời câu hỏi 1 trang 13

Nội dung câu hỏi:

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

- Thể thơ: tự do.

- Căn cứ:

+ Số tiếng trong các dòng thơ không bằng nhau, có dòng 7 tiếng, có dòng 3 tiếng,...

+ Cách gieo vần: vần chân, vần cách (mây – may), vần liền (cỏ – cỏ – cỏ).

+ Cách ngắt nhịp: linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của nhà thơ: 2/3, 3/3, 3/4, 4/5,...

Trả lời câu hỏi 2 trang 13

Nội dung câu hỏi:

 Ai là người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong đoạn thơ và tình cảm, cảm xúc ấy được dành cho ai?

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

- Người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong đoạn thơ là một người lính đã chiến đấu, hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.

- Tình cảm, cảm xúc ấy được dành cho đồng đội của anh, những người lính đã ngã xuống vì đất nước.

Trả lời câu hỏi 3 trang 13

Nội dung câu hỏi:

 Chỉ ra mạch cảm xúc của đoạn thơ.

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản
 

Lời giải chi tiết:

- Cảm xúc về người em - một đồng đội trẻ tuổi đã anh dũng hi sinh: khổ 1, 2

- Cảm xúc về những đóng góp, hi sinh của thế hệ minh: khổ 3, 4,

- Ý thức về vai trò, trách nhiệm của cá nhân với Tổ quốc: khổ 5, 6,

Trả lời câu hỏi 4 trang 13

Nội dung câu hỏi:

Cách chia khổ của đoạn thơ có gì đặc biệt? Theo em, cách chia ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt mạch cảm xúc của nhà thơ?
 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản
 

Lời giải chi tiết:

Cách chia khổ của đoạn thơ rất đặc biệt. Các khổ thơ có độ dài không bằng nhau: 1 dòng, 2 dòng, 3 dòng, 4 dòng, 5 dòng.

- Khổ 3 gồm 5 dòng thơ thể hiện những suy tư sâu sắc, niềm xúc động khôn nguôi về những vẻ đẹp của tuổi hai mươi

- Khổ cuối chỉ có một câu nhắc lại nội dung của câu thơ thứ hai trong khổ 1, để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu của quê hương, đất nước với người đã hi sinh, về vẻ đẹp của tuổi hai mươi

Trả lời câu hỏi 5 trang 14

Nội dung câu hỏi:

“tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây”

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ trên.

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản
 

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ so sánh: làm nổi bật sự ra đi nhẹ nhàng, thanh thản của người lính trẻ, cũng như sự bất tử của anh trong trái tim đồng đội. 

Trả lời câu hỏi 6 trang 14

Nội dung câu hỏi:

Xác định những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng.

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

– Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá: hoa chuẩn bị âm thầm trong đất. Tác dụng: diễn tả một cách hình ảnh, sinh động ý nghĩa sự hi sinh thiêng liêng của những người lính trẻ.

– Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Tác dụng: nhấn mạnh tinh thần hi sinh cao cả của những người lính. Mặc dù rất khát khao được sống tuổi hai mươi nhưng họ vẫn sẵn sàng dâng hiến tuổi trẻ cho độc lập dân tộc, hoà bình của đất nước.

+ mười tám hai mươi sắc như cỏ/ dày như cỏ/ yếu mềm và mãnh liệt như cỏ.

Tác dụng: ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của tuổi hai mươi kiên cường, mạnh mẽ mà yếu mềm, hiền lành như cỏ.

Trả lời câu hỏi 7 trang 14

Nội dung câu hỏi:

Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ.

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là ca ngợi tuổi trẻ Việt Nam những năm chiến tranh – những con người kiên cường, tâm hồn lãng mạn, nồng nàn yêu nước.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved