Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà người Việt được làm ngay trên mặt đất chứ không phải là nhà sàn như ở vùng núi và như nhà người Cao Miên, miền tây Nam Kì. Tuy vậy, phải thấy rằng, người Việt ở tỉnh Châu Đốc làm nhà sàn như những người Cao Miên láng giềng của họ. Người giàu làm cọc nhà bằng đá xây ghép với nhau. Những người khác thì làm cọc sàn bằng tre hay gỗ. Ngoài ra, ở nông thôn tỉnh Sa Đéc, ta thấy có một số nhà sàn có cọc bằng gạch theo kiểu châu Âu, lợp ngói, sàn và vách bằng gỗ, của các chủ nhà giàu dùng làm trang trại. Tại vùng Bạc Liêu còn có những nhà sàn trong các điền trang lớn của người Việt. Đất bên dưới sàn được bố trí tiết kiệm làm kho chứa nông cụ, thậm chí làm chuồng trâu bò, hay nơi trú ẩn tạm thời cho thợ cày cấy.
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, Đỗ Trọng Quang dịch, NXB Hội Nhà văn – Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2018, tr. 173)
Câu 1
Xác định nội dung chính và những từ khóa trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Xác định nội dung chính.
- Tìm từ khóa trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung chính trong đoạn trích là kiến trúc nhà ở của người Việt.
- Các từ khóa chính trong đoạn trích: “nhà sàn”, “nhà người Việt”,“ cọc nhà bằng đá”, “cọc tre hoặc gỗ”, “nông thôn tỉnh Sa Đéc”, “gạch”, “Bạc Liêu”…
Câu 2
Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Xem lại tri thức về các phương tiện phi ngôn ngữ.
- Lựa chọn phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện thông tin chính.
Lời giải chi tiết:
Có thể sử dụng lược đồ Nam Bộ để thể hiện nét đặc sắc trong kiến trúc nhà ở của các địa phương khác nhau. Tham khảo các bước sau:
– Bước 1: Vẽ lược đồ và xác định vị trí các địa danh được nhắc tới trong đoạn trích như Cao Miên, Sa Đéc, Bạc Liêu, Châu Đốc.
– Bước 2: Vẽ hình ảnh các kiểu kiến trúc nhà khác nhau: nhà sàn, nhà trên mặt đất.
– Bước 3: Sử dụng các màu sắc khác nhau để biểu thị chất liệu của các ngôi nhà (ví dụ: màu xám biểu thị chất liệu bằng đá, màu nâu biểu thị tre hay gỗ, màu đỏ biểu thị chất liệu gạch).
– Bước 4: Chú thích về các kí hiệu, hình ảnh, màu sắc được sử dụng trong lược đồ.
– Bước 5: Viết tên lược đồ (ví dụ: Lược đồ kiến trúc nhà ở của người Việt ở Nam Bộ).
Câu 3
Liên hệ với những thông tin khác mà bạn biết về kiến trúc nhà ở của người Việt, hãy so sánh với các thông tin được tác giả cung cấp trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
HS có thể tìm thêm các thông tin từ nhiều nguồn, ví dụ trên trang web của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; trong các sách báo, tạp chí về kiến trúc; trên phim ảnh;... và so sánh với các thông tin được cung cấp trong đoạn trích.
Gợi ý:
Trong bài Kiến trúc nhà ở Việt Nam được đăng tải trên cổng thông tin điện tử bộ xây dựng có đề cập tới nhà ở của người Việt được xây dựng tuỳ thuộc vào địa hình, nhu cầu sử dụng về mặt không gian. Từ xa xưa ở Việt Nam hình thành 2 loại nhà ở chủ yếu là: nhà sàn và nhà đất. Ở vùng núi phía Bắc, nhà đất được xây trên mặt đất và có các tường bao che gọi là tường "trình" và bức tường này cũng làm bằng đất. Trong khi nhà sàn thường có ở miền đồi núi, được xây ở nơi cao để tránh thú dữ và tránh khí ẩm của vùng núi. Ở đồng bằng Bắc bộ, nhà ở thường có kết cấu bằng tre gỗ và đất nung. Mái nhà có thể lợp lá, hoặc lớp ngói, nhưng đủ dày và không có trần nên vẫn đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Kiến trúc sư Ngô Huy Giao nói: "Hiện nay tính dân tộc trong kiến trúc đã có những biến đổi, chứ không cổ điển như xưa. Ngày nay người ta vẫn dùng tre, dùng gỗ nhưng không còn dùng nhiều như trước mà còn dùng sắt thép, khung nhôm kính và các vật liệu quốc tế. Tuy nhiên, những ngôi nhà hiện nay vẫn mang bản sắc dân tộc ở chỗ nó phù hợp với địa lý, khí hậu, lối sống, tín ngưỡng với từng hộ gia đình".
→ Từ các thông tin được in trên tạp chí với những thông tin trong đoạn trích đều chỉ ra điểm chung trong cấu trúc nhà ở truyền thống của Người Việt đều là sử dụng nhà sàn hoặc nhà nhà đất. Vật liệu xây dựng nhà ở truyền thống đều từ tre hoặc gỗ, đất nung… Tuy nhiên trên tạp chí còn đề cập tới vật liệu xây dựng trong cấu trúc nhà ở hiện nay người ta còn sử dụng sắt, thép, khung nhôm kính và các vật liệu quốc tế hiện đại khác.
Câu 4
Đoạn trích nằm trong cuốn sách được viết cách đây gần một thế kỉ. Liệu những thông tin mà tác giả cung cấp có giá trị không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Vận dụng kiến thức của bản thân về kiến trúc nhà ở của người Việt để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích nằm trong cuốn Văn minh Việt Nam, được viết vào những thập niên đầu của thế kỉ XX.
Những thông tin mà tác giả cung cấp trong đoạn trích đến nay vẫn còn có giá trị.
Vì mặc dù bước vào thời kì hiện đại hoá, nhưng người Việt Nam vẫn chịu nhiều ảnh hưởng phương châm về nhà ở trong quá khứ: "Con người sống trên mặt đất di chuyển theo phương Nam, có thể cao rộng, nhưng nếu gia đình có thể sống trên 1 tầng, một mặt bằng thì vẫn phù hợp hơn". Và tuỳ theo điều kiện thời tiết, khí hậu con người vẫn sử dụng cấu trúc xây nhà truyền thống: Nhà sàn hoặc nhà đất.
Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 - chi tiết
Chủ đề 7. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 8. Chuyển động tròn
Đề thi giữa kì 1
Unit 5: The environment
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10