Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dân cư Việt Nam sống rất chen chúc trong các vùng đồng bằng, trên một diện tích chỉ chiếm một phần năm toàn bộ lãnh thổ. Hầu như chẳng bao giờ ta thấy một ngôi nhà đơn độc, trừ ở Nam Kì là nơi các điền chủ lớn, để khai khẩn các ruộng mới, thiết lập trang trại giữa đồng ruộng của họ. Tập trung là quy luật tuyệt đối của sự phân cư. Ở Bắc Kì, trong tỉnh hoàn toàn người Việt, 7 500 000 dân số phân ở hơn 7 300 làng. Tại Trung Kì, 5 500 000 người Việt sống trong hơn 8.000 làng của các tỉnh đồng bằng. Thật ra, ta thấy tại Bắc Kì cũng như tại Trung Kì, một số lớn hơn nhiều những cụm dân cư nhỏ gọi là thôn. Ở Nam Kì cũng vậy, tại đây chính thức có 4 500 000 dân sống trong khoảng 1 286 làng.
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, Sđd, tr. 179)
Câu 1
Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích.
- Xem lại tri thức về các phương tiện phi ngôn ngữ.
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ đó để thể hiện những thông tin chính trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như bản đồ, lược đồ, bảng biểu để trình bày các thông tin trong đoạn trích.
Tham khảo gợi ý sau:
Bảng phân bố dân cư trên lãnh thổ Việt Nam
Khu vực | Số dân | Số làng |
Bắc kì | 7.500.000 | 7.300 |
Trung kì | 5.500.000 | 8.000 |
Nam kì | 4.500.000 | 1.286 |
Câu 2
Các số liệu được tác giả cung cấp trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong đoạn trích.
- Rút ra ý nghĩa của các số liệu đó.
Lời giải chi tiết:
- Các số liệu được cung cấp trong đoạn trích có tác dụng tạo nên tính khách quan, xác thực, chính xác của văn bản thông tin, đồng thời góp phần chứng minh cho luận điểm chính của tác giả (“Dân cư Việt Nam sống rất chen chúc trong các vùng đồng bằng, trên một diện tích chỉ chiếm một phần năm toàn bộ lãnh thổ”).
- Thông qua các số liệu này, người đọc cũng có thể biết được tổng số dân cư cũng như tỉ lệ phân bố dân cư khác nhau giữa ba miền Bắc, Trung, Nam vào đầu thế kỉ XX.
Câu 3
Đoạn trích thể hiện những đặc trưng gì của văn bản thông tin?
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Xem lại những đặc trưng cơ bản của văn bản thông tin.
- Từ đó xác định đoạn trích thể hiện đặc trưng gì của văn bản thông tin.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích thể hiện những đặc trưng của văn bản thông tin như: tính chính xác, khách quan, hàm súc. Những đặc trưng này được thể hiện thông qua việc sử dụng các số liệu cụ thể, việc tiết chế ở mức tối đa thái độ của người viết, các từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp đơn giản, cô đọng.
Câu 4
Thông tin nào ấn tượng nhất đối với bạn? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn trích.
- Chọn thông tin để lại ấn tượng nhất với bản thân.
- Giải thích lí do vì sao lại ấn tượng với thông tin đó.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Thông tin ấn tượng nhất là tác giả đã đưa ra số liệu ở Nam Kì có 4 500 000 dân sống trong khoảng 1 286 làng. Thông tin để lại ấn tượng vì qua đó có thể thấy Nam Kì là vùng đồng bằng, nơi có dân số đông, mật độ dân số cao…
Unit 8: Ecotourism
Unit 1. Family chores
Thiết kế và công nghệ
Chủ đề 5: Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858)
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10