Câu 1
Câu 1
Oxi phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây tạo ra oxit axit?
A. Fe, S, H2. B. P, C, S. C. Na, Si, C. D. S, Na, Mg.
Phương pháp giải:
oxit axit là hợp chất của oxi với một nguyên tố phi kim
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng: B
Câu 2
Câu 2
Đốt cháy 5,6 gam bột sắt trong oxi, sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho A phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 1M thu được 1,12 lít khí hiđro ở đktc.
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính khối lượng bột sắt đã bị đốt cháy
c) Tính thể tích tối thiểu dung dịch H2SO4 1M dùng để hòa tan hết A
Phương pháp giải:
a) Phương trình:
3Fe + 4O2 → Fe3O4 (1)
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O (2)
Fedư + H2SO4 → FeSO4 + H2 (3)
b) Trong A có chứa oxit sắt và sắt dư sau phản ứng. nFe đốt cháy (1) = nFe(bđ) – nFedư(3)
c) Dựa vào phương trình hóa học: ΣnH2SO4 = nH2SO4 (2) + nH2SO4 (3)
= 4 nFe3O4(1) + nH2 (3)
=> Vdd H2SO4 1M
Lời giải chi tiết:
a) Các phương trình hóa học:
3Fe + 4O2 → Fe3O4 (1)
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O (2)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (3)
b) Theo phương trình số (3), số mol sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 là: 1,12: 22,4= 0,05 mol
Khối lượng bột sắt bị cháy là: 5,6 – 0,05. 56 = 2,8 gam
c) Số mol H2SO4 ở (2) là: n H2SO4 (2) = 4 nFe3O4(1) = 1/15 (mol)
Số mol H2SO4 ở (3) là : n H2SO4 (3) = nH2(3) = 0,05 mol
Tổng số mol H2SO4 1M đã dùng = 1/15 +0,05= 7/60 mol
Thể tích dung dịch H2SO4 1M đã dùng: 7/60 lít
Câu 3
Câu 3
Có 3 khí CO2, H2 và O2 đựng trong 3 lọ riêng biệt. Hãy nhận biết mỗi lọ đựng khí nào. Viết các phương trình hóa học, nếu có.
Phương pháp giải:
+) Dùng tàn đóm nhận ra O2
+) Dùng nước vôi trong nhận ra CO2
+) Còn lại là H2
Lời giải chi tiết:
+) Đưa tàn đóm vào trong 3 lọ đựng khí, lọ nào tàn đóm bùng cháy trở lại đó là khí O2.
+) Dẫn 2 khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong dư Ca(OH)2 . Khí nào cho hiện tượng: làm đục nước vôi trong đó là khí CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
+) Khí còn lại là H2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Thuận
Đề thi vào 10 môn Toán Cà Mau
Bài 21
CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG