Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Bài 22. Vấn đề phát triển nông nghiệp
Bài 23. Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 26. Cơ cấu ngành kinh tế
Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Bài 28. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 29. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Bài 30. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Bài 31. Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm
Đề bài
Tại sao việc phát triển cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại kiến thức hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư -
Lời giải chi tiết
Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:
- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng: nông – lâm - ngư nghiệp tạo nên cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong quá trình hình thành cơ cấu theo lãnh thổ giữa các khu vực núi, đồi, đồng bằng và ven biển.
+ Vùng đồi núi phía Tây có thể phát triển lâm nghiệp với nhiều loại gỗ quý, lâm sản, động vật quý hiếm. Các cơ sở chế biến lâm sản tập trung chủ yếu ở Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
+ Vùng trung du – miền núi và đồng bằng ven biển:
Phát triển mô hình nông – lâm kết hợp, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả: cà phê, cao su, hồ tiêu, keo…
Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).
Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…
+ Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).
- Nông – lâm – ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, là cơ sở ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Việc hình thành mô hình nông –lâm – ngư nghiệp sẽ sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
- Mô hình nông – lâm – ngư nghiệp còn góp phần hạn chế các thiên tai, bảo vệ môi trường tự nhiên của vùng:
+ Phát triển lâm nghiệp cùng với mô hình nông – lâm kết hợp góp phần bảo vệ tài nguyên đất, hạn chế xói mòn trượt lở đất, hạn chế lũ lụt.
+ Phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển vừa tạo điều kiện bảo vệ môi trường, vừa chống nạn cát bay cát chảy, làm thu hẹp diện tích các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
+ Việc nuôi tôm trên cát cho phép tận dụng các diện tích đất khô cằn để đem lại hiệu quả kinh tế.
Chương 7. Hạt nhân nguyên tử
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Địa lí Việt Nam