Câu 1
Câu 1
Trong đời sống hằng ngày, có nhiều từ liên quan đến khái niệm bạn như : bạn bè, bạn hàng, bạn học, bạn thể thao, bạn nối khố, bạn trăm năm, bạn đời... Loại bạn nào thuộc khái niệm “tình bạn”, loại bạn nào không thuộc khái niệm “tình bạn” ? Tại sao ?
Lời giải chi tiết:
Loại bạn thuộc khái niệm “tình bạn”: bạn bè, bạn học, bạn thể thao, bạn nối khố. Vì tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống,…
Những loại bạn như bạn trăm năm, bạn đời thuộc khái niệm về tình yêu.
Những loại bạn như bạn hàng thể hiện sự chia bè kết cánh, lợi dụng nhau.
Câu 2
Câu 2
Em cho biết ý kiến của mình về những quan niệm dưới đây và giải thích vì sao:
- Tình bạn là tình cảm giữa hai người với nhau và chỉ hai người mà thôi.
- Sự đoàn kết trong nhóm, trong đó không bao giờ người này chống đối lại người khác, luôn luôn tán thành, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng che chở cho các thành viên trong nhóm. Đó mới là tình bạn thật sự.
- Tình bạn là tình cảm gắn bó với nhau do hợp nhau về lí tưởng, niềm tin, nhu cầu, sở thích, tính tình ...
- Tình bạn là sự đối xử nghiêm khắc với nhau về những khuyết điểm của nhau.
Lời giải chi tiết:
– “Tình bạn là tình cảm … mà thôi” là sai vì tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người.
- “Sự đoàn kết …. thật sự” là sai vì tình bạn thật sự là phải tôn trọng bình đẳng lẫn nhau chân thành tin cậy và có trách nhiệm với nhau thông cảm đồng cảm lẫn nhau; khi cần vẫn có thể phê bình, góp ý cho nhau sửa chữa lỗi lầm.
- “Tình bạn là … tính tình” là đúng.
- “Tình bạn là …của nhau” chưa hoàn toàn đúng vì tình bạn là phải giúp đỡ khuyên nhủ lẫn nhau khắc phục khuyết điểm một cách phù hợp không nên quá nghiêm khắc.
Câu 3
Câu 3
“Bảo Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc, khóc như mưa, ướt đầm cả vạt áo.
Có người hỏi: Ông với Bảo Thúc không phải là họ hàng thân thích gì mà sao ông thương khóc quá như vậy ?
Quản Trọng nói: Người không rõ, để ta nói cho mà nghe. Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chưa lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn mà Bảo Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ phải lấy thế. Ta ở chỗ chợ búa thường bị lắm kẻ doạ nạt, Bảo Thúc không cho là ta nhát, biết ta có lượng bao dung. Ta bàn việc với Bảo Thúc, nhiều khi việc hỏng, Bảo Thúc không cho ta là ngu, biết có lúc may, lúc không may, cho nên việc có lúc thành, có lúc bại. Ta ba lần ra làm quan, ba lần, bị bãi chức, Bảo Thúc không cho ta là kẻ bất tiến, biết ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi. Ta ra trận ba lần, đánh thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài, biết ta còn có mẹ già phải phụng dưỡng.
Ta nhẫn nhục thờ Vua Hoàn Công, Bảo Thúc không cho ta là vô sỉ biết ta không giữ tiểu tiết, có chí làm ích lợi cho cả thiên hạ. Sinh ra ta là cha mẹ ta, biết ta là Bảo Thúc. Mà đối với người biết mình, mình đem cả tính mệnh ra hiến còn chưa cho là quá, huống chi thương khóc thế này đã thấm vào đâu !.”
THUYỀN UYỂN
(Theo Cổ học tình họa)
Gợi ý : Tri kỉ là người hiểu mình một cách thấu đáo. Quản Trọng coi Bảo Thúc là người tri kỉ của mình. Đây là tình bạn sâu sắc. Hãy phân tích các khía cạnh của tình bạn đó và cho biết ý kiến riêng của mình. Có những điểm nào ta có thể học tập được ?
Lời giải chi tiết:
Về tình bạn giữa Bảo Thúc và Quản Trọng có phần đúng và cũng có phần chưa đúng. Quản Trọng coi Bảo Thúc là tri kỉ thương tiếc khi bạn chết thể hiện tình bạn vô cùng sâu sắc và cao cả.
Bảo Thúc không trách cứ khi Quản Trọng làm sai, không cho bạn mình tham lam, biết thông cảm cho hoàn cảnh của bạn. Không đánh giá bạn ngu, hèn, kẻ bất tiến, vô sỉ. Tuy nhiên việc Bảo Thúc hết lần này đến lần khác bỏ qua những khuyết điểm của Quản Trọng là chưa đúng. Bảo Thúc không coi thường Quản Trọng là điều tốt tuy nhiên Bảo Thúc vẫn cần có những góp ý đối với Quản Trọng để ông hoàn thiện bản thân hơn.
Những thứ trên đều có thể là bài học cho chúng ta học tập về một tình bạn đẹp, không rèm pha hay vì khuyết điểm của bạn mà tránh xa. Trái lại ở bên cạnh động viên, bình tĩnh nhìn bạn thay đổi và cố gắng. Một tình bạn chân chính, đáng để học tập.
Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Chương II. Một số hợp chất thông dụng
Bài 7. Phòng chống bạo lực gia đình
Tải 25 đề thi học kì 2 Sinh 8
Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SGK Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8