Đề bài
Kiểm tra 1 (trang 75, SGK GDQP&AN)
Trình bày trước lớp cách nhận biết, cấp cứu và đề phòng những tai nạn thường gặp: bong gân; sai khớp; điện giật; đuổi nước; ngất, rắn cắn; say nóng, say nắng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sự hiểu biết của em về cách sơ cứu các tai nạn trên
Lời giải chi tiết
Tai nạn | Quy tắc sơ cứu đơn giản |
Đuối nước | - Tìm kiếm sự trợ giúp của người xung quanh như: ném phao bơi, gọi đội cứu hộ… - Hô hấp nhân tạo |
Ngất | Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát, nới lỏng trang phục, hô hấp nhân tạo, kích thích vào các đầu ngón tay, ngón chân… |
Bong gân | Chườm đá lạnh, băng bó và cố định tạm thời và chuyển đến cơ sở y tế |
Bỏng | Chườm đá, bôi thuốc bỏng và đưa đến cơ sở y tế |
Sai khớp | Để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện. |
Điện giật | Nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện (không dùng tay tiếp xúc trực tiếp). Nếu nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo ngay. Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện. |
Rắn cắn | Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ. Bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. |
Say sóng, say nắng | Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo; quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá; cho uống nước orezol hoặc nước đường chanh. Trường hợp nặng thì sau khi sơ cứu chuyển ngay đến bệnh viện. |
Chương 5. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)
Đề thi học kì 2
Tác giả tác phẩm - Kết nối tri thức
Chương 10: Địa lí các ngành kinh tế
Grammar Builder