Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Kiến và Ve Sầu
Ngày hè nắng rực rỡ, những loài vật nhỏ bé trong rừng đang cùng nhau ca hát rong chơi. Chú Kiến vẫn cặm cụi đi kiếm thức ăn tha về tổ. Thấy Kiến đi qua, Ve Sầu giễu cợt:
- Này nhà chú ăn hết bao nhiêu đâu mà kiếm nhiều thế cho nặng tổ. Chú cứ vui chơi như chúng tôi đi!
Kiễn vẫn tiếp tục làm việc, chú đáp lại Ve Sầu:
- Chị cứ vui chơi đi, nhà chúng em sức yếu, phải tích trữ cái ăn cho mùa đông giá rét chị ạ.
Mùa đông đến, Ve Sầu không chịu làm tổ, cũng không có cái ăn nên nó bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét. Kiến đã kiếm đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông nên không phải ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn. Lo xa quả là không thừa.
(Theo Truyện ngụ ngôn)
a. Ai cũng muốn được hưởng thụ và tận hưởng vui chơi, tại sao Kiến chỉ miệt mài làm việc?
b. Sự miệt mài làm việc của Kiến đã đem lại điều gì? Còn Ve Sầu thích vui chơi thì gặp phải điều gì?
c. Nhờ đâu mà Kiến vẫn có đủ thức ăn sống cho qua mùa đông giá rét?
d. Qua câu chuyện về Kiến và Ve Sầu em rút ra cho mình bài học gì?
e. Bộ phận in nghiêng trong câu “Mùa đông đến, Ve Sầu không có cái ăn nên khô héo dần đi vì đói và rét.” trả lời cho câu hỏi nào sau đây?
A. Vì sao?
B. Ở đâu?
C. Khi nào?
Lời giải chi tiết:
a. Bởi vì Kiến lo xa, muốn tích trữ thức ăn cho mùa đông giá rét.
b. Sự miệt mài làm việc Kiến đã giúp cho kiến có đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông giá rét, không cần phải ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn.
Còn Ve Sầu thích vui chơi thì khi mùa đông tới không có cái ăn, lại không có tổ nên cứ bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét.
c. Nhờ sự kiên nhẫn và chăm chỉ lại biết lo xa nên Kiến đã có đủ thức ăn sống cho qua mùa đông giá rét.
d. Qua câu chuyện về Kiến và Ve Sầu, em rút ra được bài học là nên biết cách tính toán và có kế hoạch trong cuộc sống.
e. Bộ phận in nghiêng trong câu đã cho trả lời cho câu hỏi khi nào?
Chọn đáp án: C
Câu 2
Điền s hay x vào chỗ trống?
- ...ơ mướp - màu ....ắc | - ...ôi nổi - ...a ...ôi |
Lời giải chi tiết:
- xơ mướp - màu sắc | - sôi nổi - xa xôi |
Câu 3
Đọc bài Gấu trắng là chúa tò mò (SGK Tiếng Việt 2, tập hai, trang 53). Khoanh vào chữ cái trước ý đúng:
a. Ở Bắc Cực, hầu hết các con vật có màu gì?
A. trắng
B. xanh
C. đỏ
b. Gấu trắng có hình dáng như thế nào?
A. To và khỏe nhất trong những loài sống ở Bắc Cực.
B. Cao gần 3m và nặng 800kg.
C. Cả hai ý trên.
c. Tính nết của Gấu trắng có gì đặc biệt?
A. Không quan tâm tới mọi thứ xung quanh.
B. Gấu trắng rất tò mò, thấy vật gì lạ cũng đánh hơi xem thử.
C. Thích giúp đỡ mọi người.
Lời giải chi tiết:
a. Đáp án : A. trắng
b. Đáp án : C. Cả hai ý trên
c. Đáp án : B. Gấu trắng rất tò mò, thấy vật gì lạ cũng đánh hơi, xem thử.
Câu 4
Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào ô trống thích hợp.
Gần tối ☐ cơn mưa rừng ập tới ☐ Chiếc xe của chúng tôi bỗng khựng lại ☐ hai bánh trước đã vục xuống bùn lầy ☐ chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe ☐ chịu rét qua đêm ☐
Lời giải chi tiết:
Gần tối, cơn mưa rừng ập tới. Chiếc xe của chúng tôi bỗng khựng lại. Hai bánh trước đã vục xuống bùn lầy. Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe, chịu rét qua đêm.
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Tiếng Việt - Cánh Diều Lớp 2
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 2
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 2
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 2
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 2