I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)
Câu 1 : Một sợi dây đồng có điện trở \(75\Omega \) ở nhiệt độ \({20^0}C\). Điện trở của sợi dây đó ở \({70^0}C\) là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là \(\alpha = 0,04{K^{ - 1}}\)
A.\(60\Omega \) B. \(70\Omega \)
C. \(80\Omega \) D. \(90\Omega \)
Câu 2 :Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
A. trong kĩ thuật hàn điện.
B. trong kĩ thuật mạ điện.
C. trong điốt bán dẫn.
D. trong ống phóng điện tử.
Câu 3 : Một dây dẫn kim loại có điện lượng \(q = 30C\) đi qua tiết diện của dây trong thời gian 2 phút. Số electron qua tiết diện của dây trong 1 giây là
A. \(3,{125.10^{18}}\) hạt.
B. \(15,{625.10^{17}}\) hạt.
C. \(9,{375.10^{18}}\) hạt.
D. \(9,{375.10^{19}}\) hạt.
Câu 4 : Một bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\), cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là \(I = 10A\). Cho \({A_{Ag}} = 108\left( {dvC} \right)\), \({n_{Ag}} = 1\). Lượng \(Ag\) bám vào catốt trong thời gian \(16\) phút \(5\) giây là:
A. \(10,8\left( {kg} \right)\) B. \(10,8\left( g \right)\)
C. \(0,54\left( g \right)\) D. \(1,08\left( g \right)\)
Câu 5 : Khi một điện tích \(q = - 8C\) di chuyển từ M đến một điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công \( - 24J\). Hỏi hiệu điện thế \({U_{MN}}\) bằng bao nhiêu?
A. \(12V\) B. \( - 12V\)
C. \(3V\) D. \( - 3V\)
Câu 6 : Hạt mang tải điện trong chất điện phân là
A. electron, ion dương và ion âm.
B. electron và ion dương.
C. electron
D. ion dương và dòng ion âm
Câu 7 : Một ắc quy có suất điện động \(12V\) và điện trở trong \(2\Omega \), mạch ngoài điện trở \(R = 6\Omega \). Khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện qua nguồn là
A. \(I = 6\left( A \right)\) B. \(I = 1,5\left( A \right)\)
C. \(I = 3\left( A \right)\) D. \(I = 2,5\left( A \right)\)
Câu 8 : Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn \(7,5V - 3\Omega \) thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn:
A. \(7,5V - 1\Omega \) B.\(2,5V - 1/3\Omega \)
C.\(2,5V - 3\Omega \) D. \(2,5V - 3\Omega \)
Câu 9 : Có 2 điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\) chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A.\({q_1}{q_2} > 0.\) B.\({q_1} < 0\) và \({q_2} < 0\)
C.\({q_1} > 0\) và \({q_2} > 0\) D. \({q_1}{q_2} < 0\)
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, electron đã di chuyển từ vật này sang vật khác.
B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa về điện.
C. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì ion dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện.
D. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật nhiễm chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 1 (2đ): Nêu bản chất dòng điện trong chất khí. Vì sao khi đi đường gặp mưa dông, sấm sét giữ dội ta không nên đứng trên gò đất cao, hoặc trú dưới gốc cây?
Câu 2 (1,5đ): Cho hai điện tích điểm \({q_1} = {6.10^{ - 7}}C\) và \({q_2} = - {8.10^{ - 7}}C\) đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau \(5cm\).
a. Xác định véc tơ cường độ điện trường tổng hợp tại M do \({q_1}\) và \({q_2}\) gây ra biết \(MA = 3cm,\) \(MB = 8cm\).
b. Đặt điện tích \({q_3}\) tại điểm M sao cho lực điện tổng hợp do \({q_2}\) và \({q_3}\) tác dụng lên \({q_1}\) bằng 0. Xác định dấu và độ lớn của \({q_3}\).
Câu 3 (2đ): Cho mạch điện như hình vẽ:
\({E_1} = {E_2} = 4,5V\), \({r_1} = {r_2} = 0,5\Omega \); \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 6\Omega ,{R_3} = 3\Omega \) . \({R_3}\) là bình điện phân có điện cực làm bằng Đồng và dung dịch chất điện phân là \(CuS{O_4}\).
a. Tìm số chỉ của Ampe kế và tính hiệu điện thế mạch ngoài.
b. Tính lượng Đồng bám vào Catot của bình điện phân sau 1 giờ.
(Biết \(Cu\) có \(A = 64\); \(n = 2\))
Câu 4 (0,5đ): Một phòng học ở trường THPT Trần Phú gồm 10 bóng đèn loại \(\left( {220V - 40W} \right)\), 5 quạt loại \(\left( {220V - 60W} \right)\). Giả sử mỗi ngày các thiết bị hoạt động liên tục trong 8 giờ. Tiền điện mà nhà trường phải trả trong 1 tháng (30 ngày) cho phòng học này là bao nhiêu? Biết một kW.h điện trung bình giá 2000đ.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 D | 2. A | 3. B | 4. B | 5. C |
6. D | 7. A | 8. B | 9. D | 10. C |
Câu 1 (VD):
Phương pháp:
Sử dụng biểu thức \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\)
Cách giải:
Ta có: \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\)
\( \Rightarrow R = 75\left( {1 + 0,004\left( {70 - 20} \right)} \right) = 90\Omega \)
Chọn D
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về hồ quang điện SGK VL11 trang
Cách giải:
Hồ quang điện được ứng dụng trong kĩ thuật hàn điện.
Chọn A
Câu 3 (VD):
Phương pháp:
+ Sử dụng biểu thức: \(I = \dfrac{q}{t}\)
+ Sử dụng biểu thức tính số electron qua tiết diện dây trong thời gian t: \(n = \dfrac{{It}}{{\left| e \right|}}\)
Cách giải:
+ Cường độ dòng điện qua dây: \(I = \dfrac{q}{t} = \dfrac{{30}}{{2.60}} = 0,25A\)
+ Số electron qua tiết diện dây trong thời gian 1 giây là:
\(n = \dfrac{{It}}{{\left| e \right|}} = \dfrac{{0,25.1}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 15,{625.10^{17}}\) hạt.
Chọn B
Câu 4 (VD):
Phương pháp:
Sử dụng biểu thức định luật II Fa-ra-day: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)
Cách giải:
+ Thời gian: \(t = 16.60 + 5 = 965s\)
+ Lượng Ag bám vào catot trong thời gian t đó là:
\(\begin{array}{l}m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\\ = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{108}}{1}10.965 = 10,8g\end{array}\)
Chọn B
Câu 5 (VD):
Phương pháp:
Sử dụng biểu thức \(A = qEd = qU\)
Cách giải:
Ta có, công của lực điện \({A_{MN}} = q{U_{MN}}\)
\( \Rightarrow {U_{MN}} = \dfrac{{{A_{MN}}}}{q} = \dfrac{{ - 24}}{{ - 8}} = 3V\)
Chọn C
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng định nghĩa về dòng điện trong chất điện phân.
Cách giải:
Hạt tải điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm.
Chọn D
Câu 7 (VD):
Phương pháp:
Áp dụng biểu thức định luật Ôm trong trường hợp đoản mạch
Cách giải:
Khi bị đoản mạch, cường độ dòng điện qua nguồn là: \(I = \dfrac{E}{r} = \dfrac{{12}}{2} = 6A\)
Chọn A
Câu 8 (VD):
Phương pháp:
+ Sử dụng các biểu thức của các bộ nguồn giống nhau mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = nE\\{r_b} = nr\end{array} \right.\)
+ Sử dụng các biểu thức của các bộ nguồn giống nhau mắc song song: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = E\\{r_b} = \dfrac{r}{n}\end{array} \right.\)
Cách giải:
+ Khi 3 pin mắc nối tiếp ta có:
\(\begin{array}{l}{E_b} = 3E \Leftrightarrow 7,5 = 3E\\ \Rightarrow E = 2,5V\end{array}\)
Điện trở trong: \({r_b} = 3r \Leftrightarrow 3 = 3r \Rightarrow r = 1\Omega \)
+ Khi 3 pin mắc song song với nhau,
- Suất điện động khi đó: \({E_{//}} = E = 2,5V\)
- Điện trở trong: \({r_{//}} = \dfrac{r}{3} = \dfrac{1}{3}\Omega \)
Chọn B
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Vận dụng sự tương tác giữa các điện tích:
+ Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau
+ Hai điện tích khác dấu thì hút nhau
Cách giải:
Hai điện tích khác dấu \(\left( {{q_1}.{q_2} < 0} \right)\) thì hút nhau.
Chọn D
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
Sử dụng thuyết electron
Cách giải:
A, B, D - đúng
C – sai vì: Khi vật nhiễm điện dương tiếp xúc với vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
Chọn C
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết về dòng điện trong chất khí SGK VL 11 trang 86
Cách giải:
+ Bản chất dòng điện trong chất khí: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hóa sinh ra.
+ Khi đi đường gặp mưa dông, sấm sét giữ dội ta không nên đứng trên gò đất cao hoặc trú dưới gốc cây vì: Khi mưa giông, các dám mây ở gần mặt đất thường tích điện âm và mặt đất tich điện dương. Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. Những chỗ nhô cao trên mặt đất như gò hay ngọn cây là nơi có điện trường rất mạnh, dễ xảy ra phóng tia lửa điện giữa dám mây và những chỗ đó (gọi là sét).
Câu 2:
Phương pháp:
a. Vận dụng biểu thức tính lực điện: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\) và tổng véc tơ cường độ điện trường.
b. Vận dụng điều kiện cân bằng của điện tích.
Cách giải:
a.
+ Cường độ điện trường do điện tích \({q_1}\) gây ra tại M: \({E_1} = k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{A{M^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{\left| {{{6.10}^{ - 7}}} \right|}}{{0,{{03}^2}}} \\= {60.10^5}V/m\)
+ Cường độ điện trường do điện tích \({q_2}\) gây ra tại M: \({E_2} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{B{M^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{\left| { - {{8.10}^{ - 7}}} \right|}}{{0,{{08}^2}}} \\= 11,{25.10^5}V/m\)
Cường độ điện trường tổng hợp tại M: \(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} \)
Ta có \(\overrightarrow {{E_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{E_2}} \) \( \Rightarrow E = \left| {{E_1} - {E_2}} \right| = {60.10^5} - 11,{25.10^5} \\= 48,{75.10^5}V/m\)
b.
Lực điện do \({q_2}\) tác dụng lên \({q_1}\): \({F_{21}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{A{B^2}}}\)
Lực điện do \({q_3}\) tác dụng lên \({q_1}\): \({F_{31}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{A{M^2}}}\)
Ta có hợp lực tác dụng lên \({q_1}\): \(\overrightarrow {{F_{21}}} + \overrightarrow {{F_{31}}} = \overrightarrow 0 \)
\( \Rightarrow \overrightarrow {{F_{21}}} = - \overrightarrow {{F_{31}}} \)
\( \Rightarrow \) \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{F_{31}}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{F_{21}}} \\{F_{31}} = {F_{21}}\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow {q_3} < 0\)
\(\begin{array}{l}{F_{31}} = {F_{21}} \Leftrightarrow k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{A{M^2}}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{A{B^2}}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {{q_3}} \right|}}{{A{M^2}}} = \dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{A{B^2}}}\\ \Rightarrow \left| {{q_3}} \right| = \dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{A{B^2}}}A{M^2} = \dfrac{{\left| { - {{8.10}^{ - 7}}} \right|}}{{0,{{05}^2}}}.0,{03^2} \\= 2,{88.10^{ - 7}}\\ \Rightarrow {q_3} = - 2,{88.10^{ - 7}}C\end{array}\)
Câu 3:
Phương pháp:
a.
+ Sử dụng biểu thức của bộ nguồn mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = {E_1} + {E_2}\\{r_b} = {r_1} + {r_2}\end{array} \right.\)
+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch có các điện trở mắc song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)
+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch có các điện trở mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)
+ Áp dụng biểu thức định luật ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)
b. Sử dụng biểu thức định luật II Fa-ra-day: \(m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}It\)
Cách giải:
a.
+ Suất điện động của bộ nguồn: \({E_b} = {E_1} + {E_2} = 4,5 + 4,5 = 9V\)
+ Điện trở trong của bộ nguồn: \({r_b} = 0,5 + 0,5 = 1\Omega \)
Mạch gồm: \({R_1}nt\left( {{R_2}//{R_3}} \right)\)
\({R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{6.3}}{{6 + 3}} = 2\Omega \)
Điện trở tương đương mạch ngoài: \(R = {R_{23}} + {R_1} = 2 + 2 = 4\Omega \)
+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \dfrac{9}{{4 + 1}} = 1,8A\)
Số chỉ của ampe kế chính là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch \(I = 1,8A\)
Hiệu điện thế mạch ngoài: \({U_N} = I.R = 1,8.4 = 7,2V\)
b.
\({U_{12}} = I{R_{12}} = 1,8.2 = 3,6V\)
Cường độ dòng điện qua bình điện phân: \({I_p} = \dfrac{{{U_p}}}{{{R_3}}} = \dfrac{{{U_{12}}}}{{{R_3}}} = \dfrac{{3,6}}{3} = 1,2A\)
Lượng Cu bám vào Catot của bình điện phân sau \(t = 1h = 3600s\) là:
\(\begin{array}{l}m = \dfrac{1}{F}\dfrac{A}{n}{I_p}t\\ = \dfrac{1}{{96500}}\dfrac{{64}}{2}1,2.3600\\ = 1,43g\end{array}\)
Câu 4:
Phương pháp:
+ Sử dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ: \(A = Pt\)
+ Tiền điện = Điện năng tiêu thụ x đơn giá
Cách giải:
Điện năng tiêu thụ của đèn và quạt mỗi ngày là: \(A = \left( {10.40 + 60.5} \right).8 = 5600Wh\)
Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ đó trong 1 tháng (30 ngày) \(30A = 5600.30 = 168000Wh = 168kWh\)
\( \Rightarrow \) Tiền điện mà nhà trường phải trả cho phòng học này trong 1 tháng đó là: \(168.2000 = 336000\) đồng
Unit 5: Heritage sites
Chương 4. Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ
Chương 3. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 11: Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11