Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài:
Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN.
Câu 2. (3,5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và nhiệm vụ của tổ chức Liên hợp quốc. Nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ của Việt Nam và Liên hợp quốc trong những năm gần đây?
Câu 3. (3,5 điểm) Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
Phương pháp: Xem lại sự ra đời của tổ chức ASEAN, sgk lịch sử 9, trang 23
Cách giải:
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
=> Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
* Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động:
- Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có kết quả.
Câu 2.
Phương pháp: Xem lại sự thành lập Liên hợp quốc, sgk lịch sử 9, trang 45, liên hệ
Cách giải:
* Hoàn cảnh ra đời của tổ chức Liên hợp quốc:
- Tại hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945), các đại biểu đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.
- Từ 24 - 4 đến 26 - 4 - 1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan Phran-xi-xcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
* Nhiệm vụ:
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, và nhân đạo,…
* Suy nghĩ của em về mối quan hệ của Việt Nam và Liên hợp quốc trong những năm gần đây:
- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tháng 9 - 1977. Trong suốt chặng đường hơn 4 thập niên qua, Việt Nam và Liên hợp quốc luôn nỗ lực vun đắp, xây dựng mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp với những kết quả tích cực và nhiều tiềm năng phát triển.
- Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ lớn từ các tổ chức của Liên hợp quốc và đồng thời cũng thể hiện sâu sắc vai trò của một nước thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
- Trong lĩnh vực hoà bình, an ninh, Việt Nam luôn nhất quán trong việc đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
- Với những nỗ lực và đóng góp có hiệu quả, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, đánh giá cao. Thể hiện qua việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009, 2020 - 2021,…
Câu 3.
Phương pháp: Xem lại Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sgk lịch sử 9, trang 55
Cách giải:
* Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương vì:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ.
=> Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam.
* Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.
- Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su.
- Khai mỏ: chủ yếu là mỏ than.
- Công nghiệp: Chú ý tới công nghiệp chế biến (mở nhiều nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo).
- Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào Việt Nam, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản.
- Giao thông vận tải: được mở mang để phục vụ khai thác.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chi huy các ngành kinh tế ở Đông Dương
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hóa học 9
PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Đề thi vào 10 môn Văn Cà Mau
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Long