Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 điểm)
a) Vì sao nói Cu-ba là hòn đảo anh hùng?
b) Nêu những hiểu biết của em về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba.
Câu 2: (2 điểm)
Em hãy trình bày sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản trong những thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” đó?
Câu 3: (3 điểm)
a) Em hãy cho biết từ khi thành lập cho đến nay, tổ chức Liên hợp quốc đã có nhiệm vụ và vai trò gì? Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào?
b) Em hãy nêu những hoạt động Liên hợp quốc đã làm để giúp đỡ Việt Nam?
Câu 4: (2 điểm)
a) Tại sao nói: cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vừa có ý nghĩa tích cực vừa mang lại những tác động tiêu cực đối với đời sống của con người?
b) Theo em, là học sinh em cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực đó?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp: Xem lại Cu-ba - hòn đảo anh hùng, sgk trang 31, suy luận, liên hệ.
Lời giải:
a) Nói Cu-ba là hòn đảo anh hùng, vì:
* Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 - 1959)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chế độ độc tài quân sự được thiết lập ở Cu-ba (tháng 3 - 1952). Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân Cu-ba đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền (từ năm 1953 đến 1959).
- Dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát- xtơ-rô, phong trào diễn ra:
+ Ngày 26 - 7 - 1953, Phi-đen Cát- xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang.
+ Ngày 25 - 11 - 1956, Phi-đen Cát- xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước từ Mê-hi-cô trở về xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng rừng núi phía Tây của Cu-ba. Dưới sự ủng hộ của nhân dân, lực lượng cách mạng lớn mạnh, phong trào đấu tranh lan rộng ra cả nước.
+ Ngày 1 - 1 - 1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. Cu-ba trở thành lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
* Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1959 - nay)
- Từ 1959 - 1961, Cu Ba tiến hành cải cách dân chủ. Là nước đầu tiên ở Tây bán cầu tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mĩ.
- Từ 1961 đến nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt nhiều thành tựu... Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Cu-ba vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.
=> Như vậy, những thành tựu trong chiến đấu và trong xây dựng bảo vệ tổ quốc đã chứng minh rằng Cu-ba là một “hòn đảo anh hùng”.
b) Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba:
- Ngày 2 - 12 - 1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.
- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.
- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.
Câu 2:
Phương pháp: Xem lại Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, sgk trang 37.
Lời giải:
* Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản trong những thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX:
- Trong những năm 1960 - 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chi đạt được 20 ti USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.
+ Về công nghiệp, trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, những năm 1961 - 1970 là 13,5%.
+ Về nông nghiệp: nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triển.
* Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” đó:
- Khách quan:
+ Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
+ Những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
+ Tận dụng các cuộc chiến tranh như: chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975),… để làm giàu.
- Chủ quan:
+ Vai trò cùa Nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dụng hợp lí các khoản vốn vay, vốn đầu tư nước ngoài. Chi phí cho quân sự ít.
+ Con người Nhật Bản: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa... Đây là nhân tố hàng đầu, quan trong nhất của sự phát triển kinh tế. Vì con người là vốn quý nhất, công nghệ cao nhất và đây được coi là nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3:
Phương pháp: Xem lại Sự thành lập Liên hợp quốc, sgk trang 45, liên hệ.
Lời giải:
a)
- Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới;
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo,…
- Vai trò: trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới;
+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc;
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977.
b) Những hoạt động Liên hợp quốc đã làm để giúp đỡ Việt Nam:
- Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9 - 1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.
- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông - lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)…
- Hiện nay, có nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam như: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục (UNESCO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức y tế thế giới (WHO),…
Câu 4:
Phương pháp: Xem lại ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, sgk trang 51, liên hệ bản thân.
Lời giải:
a) Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vừa có ý nghĩa tích cực vừa mang lại những tác động tiêu cực đối với đời sống của con người.
* Tích cực:
- Mang đến những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.
- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kì công nghiệp hoá.
- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa. khoa học kĩ thuật... ngày càng được quốc tế hoá cao.
* Tiêu cực:
- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt.
- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...).
- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...
b) Để hạn chế những tác động tiêu cực trên, là một học sinh, bản thân em cần:
- Học tập, rèn luyện, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình và ngoài xã hội.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của bản thân và những người xung quanh về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh hòa bình, an toàn giao thông, an toàn lao động,…
- Chung tay hành động bằng những việc làm thiết thực hàng ngày như: phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định, không sử dụng túi nilon, chai nhựa,… chấp hành đúng luật an toàn giao thông,…
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Bài 15: Vì phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Bài 16
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Trị