Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Trò chơi ô chữ: Giải ô chữ
Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to.
a) Hàng ngang là những chữ còn thiếu trong các câu sau
1) Non nước hữu ….
2) Yêu ……. quốc, yêu đồng bào
3) Cáo chết ba năm …….. đầu về núi
4) ……. nước nhớ nguồn
5) Đoàn kết là ……., chia rẽ là chết
6) Giang sơn gấm ………..
b) Ghi lại từ hàng dọc: …
- Từng nhóm thảo luận để giải ô chữ trên bảng nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm nào xong trước sẽ thắng cuộc
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập
Lời giải chi tiết:
a) Hàng ngang là những chữ còn thiếu trong các câu sau
1) Non nước hữu tình
2) Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
3) Cáo chết ba năm quay đầu về núi
4) Uống nước nhớ nguồn
5) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
6) Giang sơn gấm vóc
b) Ghi lại từ hàng dọc: Tổ Quốc
Câu 2
Thi đọc (theo phiếu)
Từng em lần lượt bốc thăm phiếu có ghi tên bài tập đọc (Từ bài 1A đến bài 9C)
- Em đọc một đoạn trong một bài tập đọc.
- Trả lời 1 – 2 câu hỏi của các bạn hoặc thầy cô về bài đọc.
- Nghe đánh giá của các bạn và thầy cô.
- Bình chọn người đọc hay và câu trả lời hay nhất
Phương pháp giải:
(Học sinh tự hoàn thành bài tập)
Câu 3
Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu:
- Xem lại các hoạt động mở rộng vốn từ ở bài 2A, 3A (từ ngữ về Tổ quốc, Nhân dân), 5A, 6A (từ ngữ về Hoà bình, Hữu nghị - Hợp tác), 8A, 9A (từ ngữ về Thiên nhiên)
- Làm vào vở hoặc phiếu học tập.
- Trao đổi bài với bạn, nhận xét, sửa bài cho nhau.
- Trình bày kết quả trên bảng nhóm
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các chủ điểm đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau và viết vào vở:
Phương pháp giải:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Thay nhau nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn Văn Xe theo mẫu:
Nhân vật | Tính cách |
M: Dì Năm | Bình tĩnh, nhanh trí, dũng cảm bảo vệ cán bộ |
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các nhân vật cùng lời nói và hành động của họ trong truyện, nhận xét tính cách rồi điền bảng.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật | Tính cách |
Dì Năm | Bình tĩnh, nhanh trí, dũng cảm bảo vệ cán bộ |
Cai | Tinh ranh, xảo quyết |
An | Ngoan ngoãn, thông minh và nhanh trí ứng phó với tình huống |
Chú cán bộ | Bình tĩnh, tự nhiên, tin tưởng vào quần chúng người dân |
Lính | Hống hách, xấc xược thích quát tháo doạ nạt người dân |
Câu 6
Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn của vở kịch Lòng dân
- Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch
- Cả nhóm bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
Câu 7
Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã thay những từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn.
Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”
Phương pháp giải:
Con tìm các từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm sao cho các từ này phải phù hợp với văn cảnh, phù hợp với thái độ, tình cảm của các nhân vật).
Lời giải chi tiết:
bê -> bưng (chén nước nhẹ, không cần bê -> bưng)
bảo -> mời (cháu bảo ông uống nước là thiếu lễ độ -> mời)
vò -> xoa (vò là hành động thể hiện sự chà xát, chà xát mạnh tới nhàu nhĩ hoặc tới khi sạch thì thôi -> chuyển sang từ xoa vừa thể hiện sự nhẹ nhàng, dịu dàng là tình cảm yêu thương ông dành cho cháu)
thực hành -> làm (thực hành chỉ hành động áp dụng lí thuyết vào thực tế, đây là một từ chung chung chưa thể hiện được việc làm cụ thể như hoàn thành bài tập -> làm)
Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!”
Câu 8
a) Điền từ trái nghĩa thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau:
1. Một miếng khi đói bằng một gói khi …..
2. Thắng không kiêu, ……… không nản
3. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn …….. người
b) Thay nhau đọc lại các câu tục ngữ đã được hoàn thiện
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để điền từ phù hợp vào chỗ trống
Lời giải chi tiết:
1. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
2. Thắng không kiêu, bại không nản
3. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Câu 9
Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) – giá (giá để đồ vật) và viết vào vở
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu bài tập.
Lời giải chi tiết:
Những chiếc áo trong shop đều có giá rất bình dân.
Về đến nhà, Mai cẩn thận đặt túi đồ lên giá.
Câu 10
Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh:
a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người.
b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.
c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.
Viết vào bảng nhóm các câu đã đặt
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để xem từ được mô tả trong mỗi câu là từ nào rồi đặt câu.
Lời giải chi tiết:
a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người: đánh
-> Bạn bè không nên đánh nhau.
b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.: đánh
-> Mỗi lần anh Quân đánh trống đều khiến cho lũ trẻ con không thể ngồi yên được.
c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa: đánh
-> Chiếc bàn được bố đánh thêm một lớp sơn mới trông đẹp hẳn lên.
Chủ đề 4 : Đến với thế giới Logo
Bài tập cuối tuần 3
Địa lí Việt Nam
TẢ CÂY CỐI
Tuần 3: Luyện tập chung