Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng, kích thước và đặc điểm của các sự vật trong tranh dưới đây:
Lời giải chi tiết:
Quan sát các bức tranh ta thấy:
- Hình 1: Đây là bức tranh về căn nhà rông của các dân tộc ít người, trông nó thật cao to, rộng rãi.
- Hình 2: Đây là bức tranh về một con sông khi hoàng hôn xuống rất tĩnh lặng và yên bình.
Câu 2
Tìm hiểu về tính từ
a) Đọc câu chuyện sau:
Cậu học sinh ở Ác-boa
Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn... Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá.
Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.
Theo Đức Hoài
- Lu-i: Lu-i Pa-xtơ (1822 - 1895), nhà bác học nổi tiếng người Pháp.
- Đồ sộ : hết sức to lớn.
- Nguy nga : (công trình kiến trúc) to lớn, đẹp đẽ.
b) Thực hiện yêu cầu nêu trong phiếu học tập:
c) Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
d) Những từ em tìm được là tính từ. Vậy tính từ là gì?
Lời giải chi tiết:
b)
c) Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
d) Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,…
Ghi nhớ
Câu 3
Tìm và viết vào vở các tính từ có trong hai đoạn văn sau:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
(Theo Võ Nguyên Giáp)
b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biến khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điếm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
(Bùi Hiển)
Lời giải chi tiết:
Các tính từ trong hai đoạn văn là:
a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) quang, sạch bóng, xám, trắng, dài, xanh, hồng, to tướng, ít, thanh mảnh.
Câu 4
Luyện tập dùng tính từ:
- Đặt một câu có dùng tính từ để nói về một người bạn hoặc một người thân của mình:
Lời giải chi tiết:
+ Bạn Ngân có mái tóc đen và dài.
+ Lưng bà nội em đã còng.
+ Bố có cặp lông mày rậm và đôi mắt sáng lấp lánh.
- Viết một câu nói về sự vật quen thuộc với mình (con vật, cây cối, nhà cửa, đồ vật, sông núi,…):
+ Sét rạch sáng lóa cả bầu trời, rồi tiếng sấm lại rung lên.
+ Ngôi nhà mới của Nam trông thật khang trang, sáng sủa.
VBT TOÁN 4 - TẬP 1
Bài tập cuối tuần 16
SGK Toán 4 - Cánh Diều tập 1
Bài 15. Nước ta cuối thời Trần
Học kỳ 2 - SBT Explore Our World 4
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4