Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
a) Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
b) Cảnh và người trong tranh gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát cảnh vật và hoạt động của mỗi bạn nhỏtrong bức tranh để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Quan sát bức tranh em thấy:
a) Các bạn nhỏ trong tranh đang vừa thả trâu, vừa chơi thả diều trên những cánh đồng rộng bao la. Trên bầu trời xanh, những cánh diều cao vút đang chao lượn.
b) Nhìn những cánh diều trong bức tranh em liên tưởng đến những ước mơ bay cao, bay xa của những bạn nhỏ.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!". Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Theo Tạ Duy Anh)
Câu 3
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Mục đồng: trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu.
- Huyền ảo: đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư.
- Khát vọng: điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ.
- Tuổi ngọc ngà: tuổi thơ, tuổi trẻ đẹp đẽ.
- Khát khao: mong muốn, đòi hỏi thiết tha.
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Tác giả đã chọn những chi tiết nào để miêu tả cánh diều?
2) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
3) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
4) Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
b. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
Lời giải chi tiết:
1) những chi tiết tác giả chọn để miêu tả cánh diều là:
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
- Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,...
- Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
2) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn: Hò hét nhau thả diều, vui sướng đến phát dại.
3) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp: bầu trời tự do đẹp như tấm thảm nhung khổng lồ, tâm hồn cháy lên, cháy mãi khát vọng, ước mong nỗi khát khao bay mãi cùng cánh diều tuổi ngọc ngà của một thời mới lớn.
4) Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
=> Đáp án: b
Chủ đề 8: Vui cùng âm nhạc
Unit 2: Family and Friends
Bài 8: Yêu lao động
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo tập 2
Chủ đề 4. Duyên hải miền Trung
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4