Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
a) Tranh vẽ cảnh gì?
b) Công chúa làm gì? Chú hề làm gì?
Phương pháp giải:
Gợi ý: Bức tranh vẽ những nhân vật nào? Họ đang làm gì?
Lời giải chi tiết:
a) Tranh vẽ cảnh chú hề ngồi cạnh công chúa trong phòng ở hoàng cung.
b) Công chúa đang nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiêc dây chuyền ở cổ. Chú hề đang dò xét suy nghĩ của công chúa về hai mặt trăng.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Rất nhiều mặt trăng
(Tiếp theo)
1. Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải là mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là ngài lại cho vời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng. Các vị đại thần, các nhà khoa học đều bó tay.
2. Mặt trăng đã bắt đầu nhô lên qua cửa sổ. Nhà vua vội gọi chú hề tới, nói cho chú hay điều ngài lo lắng.
Chú hề vào phòng công chúa, thấy cô bé đang nằm bên cửa sổ, mắt ngắm nhìn vầng trăng tỏa sáng trên bầu trời, tay nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiếc dây chuyền ở cổ.
3. - Làm sao mặt trăng lại chiếu sáng trên trời trong khi nó đang nằm trên cổ công chúa nhỉ? - Chú hề hỏi.
Công chúa nhìn chú hề, mỉm cười:
- Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt một bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên. Có đúng không nào?
Chú hề vội tiếp lời:
- Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.
- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.
Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi giường.
(Theo Phơ-bơ – Phạm Việt Chương dịch)
Câu 3
Cùng luyện đọc.
Câu 4
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Nhà vua lo lắng về điều gì?
2) Vì sao các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua?
a. Vì họ vẫn nghĩ che giấu mặt trăng theo cách của người lớn
b. Vì họ không hiểu cách nghĩ về mặt trăng của công chúa
c. Vì cả hai điều trên
3) Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng dể làm gì?
4) Công chúa đã trả lời thế nào?
5) Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?
a. Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em
b. Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hằng ngày
c. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn
Lời giải chi tiết:
1) Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
2) Các vị đại thần và nhà khoa học, một lần nữa lại không giúp được nhà vua vì:
Đáp án đúng là: c. Vì cả hai điều trên.
3) Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng khác.
4) Công chúa cho rằng mặt trăng cũng giông những sự vật khác. Khi cái này mất đi thì cái khác sẽ mọc lên.
5) Cách giải thích của công chúa nói lên: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
Đáp án đúng là: c
Câu 5
Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
1) Đọc bài văn sau:
Cây bút máy
Hồi học lớp 2, em thường ao ước có một cây bút máy nhưng bố em bảo: "Bao giờ lên lớp 4 hãy dùng, con ạ!" Rồi ngày khai giảng lớp 4 đã đến, bố em mua cho em một cây bút máy bằng nhựa.
Cây bút dài gần một gang tay. Thân bút tròn, nhỏ nhắn, bằng ngón tay trỏ. Chất nhựa bút vẫn còn thơm, nom nhẵn bóng. Nắp bút màu hồng, có cái cài bằng sắt mạ bóng loáng.
Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ. Mỗi khi lấy mực, một nửa ngòi bút đẫm màu mực tím. Em viết lên trang giấy, nét bút trơn tạo những dòng chữ đều đặn, mềm mại. Khi viết xong, em lấy giẻ lau nhẹ ngòi cho mực khỏi két vào. Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp.
Đã mấy tháng rồi mà cây bút của em vẫn còn mới. Bút cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày như chiếc cày của bác nông dân cày trên đồng ruộng.
Theo Nguyễn Văn Khiêm
2) Xác định các đoạn văn trong bài.
3) Nêu nội dung chính của mỗi đoạn.
Viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm:
Lời giải chi tiết:
Ghi nhớ
Bài tập cuối tuần 7
Chủ đề 4: Vui đón tết
Unit 11: How do we get to the hospital?
Unit 2: What can I do
Unit 8: My friends and I
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4