Câu 1
Quan sát những bức tranh sau và cho biết mỗi bức tranh nói về điều gì.
Lời giải chi tiết:
Các bức tranh trên đều vẽ về nội dung an toàn giao thông. Cụ thể là:
- Tranh 1: Đèn đỏ, các phương tiện dừng lại, nhường đường cho người đi bộ.
- Tranh 2: Các bạn học sinh tham gia giao thông không an toàn: lạng lách, đánh võng, xe trước kéo xe sau, không đội mũ bảo hiểm.
- Tranh 3: Các bạn nhỏ không nên vui chơi trên đường ray tàu hỏa.
- Tranh 4: Không đi dàn hàng giữa phố và phải đi đúng nơi quy định cho người đi bộ.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Vẽ về cuộc sống an toàn
UNICEF Việt Nam và báo chí Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn.
Được phát động từ tháng 4 - 2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,...
Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường (Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba người là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba),...
60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có những nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
(Theo báo Đại đoàn kết)
Câu 3
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Trao đổi, hoàn thành các bài tập sau:
1) Đánh dấu X vào ô trống thích hợp: đúng hay sai?
2) Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
a. Chỉ để trang trí cho đẹp, tô điểm phòng tranh
b. Chỉ để gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc
c. Vừa gây ấn tượng, vừa giúp người đọc nắm nhanh thông tin nhờ tóm tắt bằng số liệu và từ ngữ nổi bật
3) Nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
Lời giải chi tiết:
1)
2) Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng: Vừa gây ấn tượng, vừa giúp người đọc nắm nhanh thồng tin nhờ tóm tắt bằng những số liệu và từ ngữ nổi bật
=> Đáp án đúng là: c
3) Những nhận xét sau đây đã thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em: Tranh của các em có "màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ sáng tạo đến bất ngờ."
Câu 6
Tìm hiểu câu kể Ai là gì?
1) Đọc ba câu kể Ai là gì? dưới đây:
Bạn này là Diệu Chi. Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ.
2) Ba câu trên dùng để làm gì?
a. Giới thiệu hoặc nêu nhận định về người, về vật.
b. Miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của người hoặc vật.
c. Miêu tả hoạt động của người hoặc của con vật.
3) Trong ba câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?
Câu | Ai (cái gì, con gì)? | Là gì (là ai, là con gì)? |
M : - Bạn này là Diệu Chi. | Bạn này | là Diệu Chi. |
- Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. | … | … |
- Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ. | … | … |
Lời giải chi tiết:
2) Ba câu trên dùng để: Giới thiệu hoặc nêu nhận định về người, về vật.
=> Đáp án đúng là: a.
3)
Câu | Ai (cái gì, con gì)? | Là gì (là ai, là con gì)? |
M : - Bạn này là Diệu Chi. | Bạn này | là Diệu Chi. |
- Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. | Diệu Chi | là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. |
- Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ. | Diệu Chi | là một họa sĩ nhỏ. |
Ghi nhớ
Bài 24. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)
Bài 25. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
Bài 2. Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)
Unit 10. Where were you yesterday?
Bài tập cuối tuần 26
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4