Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi
a) Bức tranh vẽ cảnh gì? Mỗi em nói một câu về vẻ đẹp của cảnh trong tranh.
b) Em hiểu cửa sông nghĩa là gì?
Phương pháp giải:
Em quát sát tranh, chú ý các chi tiết có trong tranh rồi cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
a) Bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên sông nước và hoạt động của con người ở vùng cửa sông.
Một vài câu nói về vẻ đẹp của cảnh trong tranh:
- Dòng sông hiền hoà và êm đềm.
- Thuyền bè tấp nập bên bờ.
- Con người bận rộn với những hoạt động của riêng mình.
b) Cửa sông là nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
CỬA SÔNG
(Trích)
Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi.
Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vũng nước lợ nông sâu.
Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non
QUANG HUY
Câu 3
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Cùng luyện đọc
Đọc tiếp nối các khổ thơ, rồi đọc toàn bài thơ. Chú ý giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
2) Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?
Dựa vào nội dung bài thơ, hãy nói tiếp để hoàn thành câu.
Cửa sông là nơi những dòng sông cần mẫn ….
Nơi nước ngọt …. Nơi biển …..
Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả …. Nơi cá tôm …..
Nơi những chiếc thuyền câu …
Nơi những con tàu ….
Nơi tiễn ….
3) Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Phương pháp giải:
1) Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất.
2) Em đọc kĩ khổ thơ 2, 3, 4, 5 trong bài.
3) Em đọc kĩ khổ thơ cuối bài.
Lời giải chi tiết:
1) Để nói về nơi sông chảy ra biển, tác giả đã dùng những từ: cửa, không then khóa, không khép lại, mở ra
Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ
Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.
2) Cửa sông là nơi những dòng sông cần mẫn gửi phù sa bồi đắp bãi bờ
Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng. Nơi biển tìm về với đất.
Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà vào nhau thành vùng nước lợ. Nơi cá tôm hội tụ
Nơi những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng
Nơi những con tàu kéo càu giã từ mặt đất
Nơi tiễn đưa người ra khơi
3) Phép nhân hóa ở cuối bài cho thấy “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn
Câu thơ cuối bài sử dụng biện pháp nhân hóa, sử dụng những hành động của con người để gán cho các sự vật trong bài: giáp mặt, chẳng dứt, nhớ
Câu 6
Học thuộc lòng 4 khổ thơ cuối hoặc cả bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 7
Thi đọc thuộc lòng trước lớp.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Tuần 30: Ôn tập về: Đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian. Ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân
Phần Địa lí
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE - KHOA HỌC 5
Chuyên đề 9. Các bài toán vui và toán cổ