Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa tiếng "nhân"
M: nhân tài
Lời giải chi tiết:
Từ chỉ người chứa tiếng "nhân": nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân loại, nhân tài,...
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Dế Mèn bênh bực kẻ yếu
(Tiếp theo)
1. Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.
2. Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn mày? Ra đây ta nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
3. Tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?
Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.
(Theo Tô Hoài)
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Chóp bu: đứng đầu, cầm đầu (ý nhạo bang)
- Nặc nô: (đàn bà) hung dữ, táo tợn
Câu 4
Cùng luyện đọc
Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.
(Chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ miêu tả ở đoạn 1; lời Dế Mèn đọc giọng đanh thép thể hiện được tính cách mạnh mẽ, tinh thần nghĩa hiệp của Dế Mèn.)
Câu 5
Trao đổi, trả lời câu hỏi:
1) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
(Đọc đoạn 1, nhận xét về số lượng và dáng vẻ của bọn nhện.)
2) Dế Mèn đã làm những gì để bọn nhện phải sợ?
(- Lời lẽ: …
- Hành động: …)
3) Dế Mèn dã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
4) Theo em, tên gọi nào phù hợp nhất với tính cách của Dế Mèn?
a. Võ sĩ b. Tráng sĩ c. Chiến sĩ
d. Hiệp sĩ e. Dũng sĩ g. Anh hùng
Lời giải chi tiết:
1) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ ở chỗ: chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ.
2) Để bọn nhện sợ, Dế Mèn đã:
- Dùng lời lẽ: chắc nịch, dứt khoát và ra lệnh gọi nhện cầm đầu ra nói chuyện ( xưng hô: ai, bọn này, ta.)
- Hành động: Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách đế thị uy sức mạnh.
3) Để bọn nhện nhận ra lẽ phải, Dế Mèn đã phân tích tỉ mỉ về tương quan lực lượng để bọn chúng thấy mình hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ: Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ.
4) Theo em, tên gọi phù hợp nhất với tính cách của Dế Mèn là: d. Hiệp sĩ
Câu 6
Thi tìm nhanh từ ngữ:
a) Thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại.
M: lòng thương người
b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
M: độc ác
Lời giải chi tiết:
a) Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại là: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung,...
b) Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương là: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn,...
Chủ đề 7: Âm nhạc nước ngoài
Unit 9: What are they doing?
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mở đầu
Bài 18. Trường học thời Hậu Lê
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4